Ngày 21/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước tham gia Liên minh Hải quan - công cụ hữu hiệu tăng cường quan hệ thương mại song phương".
Tham dự Hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Nga Bùi Đình Dĩnh; ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu thuộc Bộ Công Thương; cùng lãnh đạo một số phòng ban Đại sứ quán, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể của cộng đồng người Việt Nam tại Nga và các thành viên Tổ công tác của Việt Nam về FTA.
Về phía Nga có ông Aleksey Brineevich, Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, các đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công nghiệp - thương mại, Phòng Công nghiệp - thương mại, các nhà khoa học thuộc Viện Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế, Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga, Tổng cục Hải quan và Hội Hữu nghị Nga-Việt.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Bùi Đình Dĩnh nhấn mạnh tính chất quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Kazakhstan, Việt Nam và Belarus (là ba nước thành viên Liên minh Hải quan), trong đó các mối quan hệ kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.
Đại sứ cho rằng khối lượng trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga, Kazakhstan, Belarus hiện rất khiêm tốn và chưa phát triển như các mối quan hệ về chính trị. Nền kinh tế các nước còn thiếu tính cạnh trạnh và chưa bổ sung cho nhau; hiện nay ở Việt Nam cũng như ở Nga, Kazakhstan, Belarus đang có tiềm năng to lớn để phát triển, hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, công nghiệp, du lịch, công nghệ, và giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
Đại sứ đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo suy nghĩ, đề xuất những giải pháp, những hoạt động nhằm khai thác những tiềm năng to lớn hiện có để phát triển và mở rộng hợp tác về kinh tế, thương mại giữa các nước.
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với khá nhiều tham luận của các đại biểu, đại diện các cơ quan hữu trách và của giới khoa học. Các tham luận tập trung nhấn mạnh mối quan hệ đối tác thương mại truyền thống giữa Nga và Việt Nam; dẫn ra những số liệu trao đổi hàng hóa không ngừng tăng lên giữa hai nước trong những năm gần đây; sự hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học-công nghệ, kỹ thuật.
Các tham luận đồng thời thừa nhận các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hiện nay chưa xứng với tiềm năng to lớn và mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Nga, và truyền thống, hữu nghị giữa Việt Nam với Kazakhstan và Belarus.
Các đại biểu cho rằng cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục những trở ngại nhằm thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư theo phương hướng đã được lãnh đạo cấp cao các nước đặt ra; cần có phương thức cung cấp thông tin, dỡ bỏ những hạn chế, rào cản, tiến tới ký kết FTA song phương, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nga, Kazakhstan, Belarus.
Các đại biểu đều thống nhất rằng với sự tăng cường các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và từng nước thành viên Liên minh Hải quan như hiện nay sẽ giúp Việt Nam và các nước nói trên tiếp tục phát triển xa hơn nữa, tiến tới hình thành Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan./.
Tham dự Hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Nga Bùi Đình Dĩnh; ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu thuộc Bộ Công Thương; cùng lãnh đạo một số phòng ban Đại sứ quán, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể của cộng đồng người Việt Nam tại Nga và các thành viên Tổ công tác của Việt Nam về FTA.
Về phía Nga có ông Aleksey Brineevich, Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, các đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công nghiệp - thương mại, Phòng Công nghiệp - thương mại, các nhà khoa học thuộc Viện Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế, Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm khoa học Nga, Tổng cục Hải quan và Hội Hữu nghị Nga-Việt.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Bùi Đình Dĩnh nhấn mạnh tính chất quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Kazakhstan, Việt Nam và Belarus (là ba nước thành viên Liên minh Hải quan), trong đó các mối quan hệ kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.
Đại sứ cho rằng khối lượng trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga, Kazakhstan, Belarus hiện rất khiêm tốn và chưa phát triển như các mối quan hệ về chính trị. Nền kinh tế các nước còn thiếu tính cạnh trạnh và chưa bổ sung cho nhau; hiện nay ở Việt Nam cũng như ở Nga, Kazakhstan, Belarus đang có tiềm năng to lớn để phát triển, hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, công nghiệp, du lịch, công nghệ, và giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
Đại sứ đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo suy nghĩ, đề xuất những giải pháp, những hoạt động nhằm khai thác những tiềm năng to lớn hiện có để phát triển và mở rộng hợp tác về kinh tế, thương mại giữa các nước.
Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với khá nhiều tham luận của các đại biểu, đại diện các cơ quan hữu trách và của giới khoa học. Các tham luận tập trung nhấn mạnh mối quan hệ đối tác thương mại truyền thống giữa Nga và Việt Nam; dẫn ra những số liệu trao đổi hàng hóa không ngừng tăng lên giữa hai nước trong những năm gần đây; sự hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học-công nghệ, kỹ thuật.
Các tham luận đồng thời thừa nhận các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hiện nay chưa xứng với tiềm năng to lớn và mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Nga, và truyền thống, hữu nghị giữa Việt Nam với Kazakhstan và Belarus.
Các đại biểu cho rằng cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục những trở ngại nhằm thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư theo phương hướng đã được lãnh đạo cấp cao các nước đặt ra; cần có phương thức cung cấp thông tin, dỡ bỏ những hạn chế, rào cản, tiến tới ký kết FTA song phương, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nga, Kazakhstan, Belarus.
Các đại biểu đều thống nhất rằng với sự tăng cường các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và từng nước thành viên Liên minh Hải quan như hiện nay sẽ giúp Việt Nam và các nước nói trên tiếp tục phát triển xa hơn nữa, tiến tới hình thành Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam-Liên minh Hải quan./.
(TTXVN/Vietnam+)