Trong khuôn khổ Festival thuyền buồm 2011, ngày 18/3, tại Sealinks Bech Hotel, Tổng cục Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo quốc tế “Xây dựng thương hiệu biển Việt Nam” với sự tham gia của gần 100 đại biểu là các chuyên gia, nhà quản lý cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển trong và ngoài nước.
Đề dẫn hội thảo, bà Phạm Thị Điệp, Phó Cục trưởng Tổng cục du lịch nhấn mạnh, với bờ biển dài trên 3.260 km, hơn 2.773 đảo ven bờ cùng hàng loạt bãi tắm đẹp trải dài là những ưu thế thúc đẩy du lịch biển, đảo của Việt Nam phát triển.
Trong những năm qua, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch và được xem là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Chính vì vậy, muốn phát triển nhanh và bền vững, du lịch biển Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình một thương hiệu đặc thù.
Hội thảo có 14 tham luận, trong đó có 2 tham luận của chuyên gia quốc tế thảo luận xoay quanh chủ đề phát triển du lịch biển nhằm tiến tới xây dựng một thương hiệu trên thế giới - “biển Việt Nam.”
Tại đây nhiều vấn đề cụ thể được đặt ra thảo luận, ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du lịch; chất lượng sản phẩm du lịch biển trong cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu.
Trong tham luận của mình, ông Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của du lịch biển trong thời gian qua. Vấn đề xây dựng thương hiệu biển còn nhiều khó khăn và thách thức. Ông khẳng định xây dựng thương hiệu biển quốc gia phải trên cơ sở xây dựng từ những thương hiệu vùng, miền và không quên xem xét đến tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ làm du lịch.
Kết thúc hội thảo, các chuyên gia đã tìm ra nhiều giải pháp về xây dựng và tôn vinh các sản phẩm du lịch biển đặc thù của riêng từng vùng miền biển Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, liên doanh liên kết các vùng miền, các địa phương ven biển với các vùng phụ cận; đầu tư hợp tác quốc tế.
Hội thảo “Xây dựng thương hiệu Biển Việt Nam” là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư. Đây cũng là cầu nối cho các cơ sở du lịch, địa phương gắn kết phát triển đồng bộ du lịch biển để phát triển và xây dựng cho biển Việt Nam một thương hiệu riêng trên thế giới./.
Đề dẫn hội thảo, bà Phạm Thị Điệp, Phó Cục trưởng Tổng cục du lịch nhấn mạnh, với bờ biển dài trên 3.260 km, hơn 2.773 đảo ven bờ cùng hàng loạt bãi tắm đẹp trải dài là những ưu thế thúc đẩy du lịch biển, đảo của Việt Nam phát triển.
Trong những năm qua, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch và được xem là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Chính vì vậy, muốn phát triển nhanh và bền vững, du lịch biển Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình một thương hiệu đặc thù.
Hội thảo có 14 tham luận, trong đó có 2 tham luận của chuyên gia quốc tế thảo luận xoay quanh chủ đề phát triển du lịch biển nhằm tiến tới xây dựng một thương hiệu trên thế giới - “biển Việt Nam.”
Tại đây nhiều vấn đề cụ thể được đặt ra thảo luận, ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du lịch; chất lượng sản phẩm du lịch biển trong cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu.
Trong tham luận của mình, ông Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế của du lịch biển trong thời gian qua. Vấn đề xây dựng thương hiệu biển còn nhiều khó khăn và thách thức. Ông khẳng định xây dựng thương hiệu biển quốc gia phải trên cơ sở xây dựng từ những thương hiệu vùng, miền và không quên xem xét đến tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ làm du lịch.
Kết thúc hội thảo, các chuyên gia đã tìm ra nhiều giải pháp về xây dựng và tôn vinh các sản phẩm du lịch biển đặc thù của riêng từng vùng miền biển Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, liên doanh liên kết các vùng miền, các địa phương ven biển với các vùng phụ cận; đầu tư hợp tác quốc tế.
Hội thảo “Xây dựng thương hiệu Biển Việt Nam” là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư. Đây cũng là cầu nối cho các cơ sở du lịch, địa phương gắn kết phát triển đồng bộ du lịch biển để phát triển và xây dựng cho biển Việt Nam một thương hiệu riêng trên thế giới./.
Hồng Hiếu (TTXVN/Vietnam+)