Lãi suất bền vững và quản trị rủi ro là chủ đề xuyên suốt trong hội thảo “Thiết lập lãi suất bền vững và quản trị rủi ro trong tổ chức tài chính vi mô” diễn ra ngày 16/5, tại Hà Nội.
Hội thảo do Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp với Bộ Kinh tế Thụy Sĩ, tổ chức tài chính quy mô nhỏ tình thương (TYM) và nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) phối hợp tổ chức.
Tài chính vi mô đã được công nhận chính thức ở Việt Nam và trở thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia. Đây chính là sự ghi nhận của Nhà nước về những đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Việc phát triển các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam hoạt động bền vững, theo đúng các chuẩn mực và có trách nhiệm xã hội là mục tiêu hướng tới của các tổ chức tài chính vi mô và của cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là mối quan tâm chung của các tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam.
Cùng với đó, vấn đề quản lý rủi ro cũng là chủ đề nổi bật được nhiều đại biểu đề cập đến. Với những chia sẻ của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế và Việt Nam về lĩnh vực này, hội thảo đã mang lại cái nhìn sâu sắc về vấn đề lãi suất áp dụng tại các tổ chức tài chính vi mô.
Bằng những kinh nghiệm và bài học thực tiễn, nhóm công tác tài chính vi mô và IFC đã phân tích và kết luận, lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô thực tế không cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác khi tính toán đầy đủ chi phí giao dịch, chi phí cơ hội; lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính vi mô không ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Do đó, cần tính đến đặc điểm và tính đặc thù hoạt động của tài chính vi mô khi đánh giá và xây dựng chính sách lãi suất phù hợp đối với các tổ chức này ./.
Hội thảo do Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp với Bộ Kinh tế Thụy Sĩ, tổ chức tài chính quy mô nhỏ tình thương (TYM) và nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) phối hợp tổ chức.
Tài chính vi mô đã được công nhận chính thức ở Việt Nam và trở thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia. Đây chính là sự ghi nhận của Nhà nước về những đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước.
Việc phát triển các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam hoạt động bền vững, theo đúng các chuẩn mực và có trách nhiệm xã hội là mục tiêu hướng tới của các tổ chức tài chính vi mô và của cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là mối quan tâm chung của các tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam.
Cùng với đó, vấn đề quản lý rủi ro cũng là chủ đề nổi bật được nhiều đại biểu đề cập đến. Với những chia sẻ của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế và Việt Nam về lĩnh vực này, hội thảo đã mang lại cái nhìn sâu sắc về vấn đề lãi suất áp dụng tại các tổ chức tài chính vi mô.
Bằng những kinh nghiệm và bài học thực tiễn, nhóm công tác tài chính vi mô và IFC đã phân tích và kết luận, lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô thực tế không cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác khi tính toán đầy đủ chi phí giao dịch, chi phí cơ hội; lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính vi mô không ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Do đó, cần tính đến đặc điểm và tính đặc thù hoạt động của tài chính vi mô khi đánh giá và xây dựng chính sách lãi suất phù hợp đối với các tổ chức này ./.
Thu Hằng (TTXVN)