Hội thảo về giáo dục di sản trong nhà trường đã diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội với sự tham dự của đại diện ngành giáo dục, văn hóa.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa và phát triển do UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) tại Hà Nội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lần đầu tại Việt Nam.
UNESCO quan niệm Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô tận để học tập suốt đời. Tại Việt Nam, cùng với nhiều tổ chức, đơn vị khác, UNESCO đã hỗ trợ kinh phí, chuyên môn giúp Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) thực hiện thí điểm dự án "Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hóa, lịch sử ở Hà Nội."
Dự án này được thực hiện nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tại 2 trường học, trong đó có một trường tư thục.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cũng đánh giá đưa chương trình giáo dục di sản vào trường học tại Việt Nam là công việc bền bỉ, lâu dài và khó khăn. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm qua đã tích cực thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông. Trong đó có nội dung mỗi trường học nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm sạch đẹp di tích, giới thiệu công trình đến với bạn bè cùng với việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.
Giáo viên và học sinh các trường đang từng bước tiếp cận di sản để có cái nhìn và ứng xử đúng với di sản. Giáo dục di sản đã trở thành yêu cầu, nhiệm vụ, động lực đối với trường học, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Việt Nam.
Trung tâm Phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã thực hiện một báo cáo tổng hợp về giáo dục di sản trong trường học qua các dự án diễn ra ở Hà Nội, Hòa Bình và Đắc Nông.
Trình bày báo cáo tổng hợp tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết các dự án đều đặt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp học sinh hiểu về giá trị, trải nghiệm về các di sản văn hóa, từ đó yêu mến di sản, có nhận thức, hành động đúng để bảo tồn, phát huy di sản.
Những di sản như bảo tàng, di tích, nhà cửa, công trình kiến trúc; di sản phi vật thể; di sản thiên nhiên,... đều có vị trí rất gần với trường học có dự án. Vì thế mang lại hiệu quả giáo dục cao. Kỹ năng sống của học sinh được nâng cao, khả năng thực hành, thảo luận và trình bày, phản biện của các em có tiến bộ... Tuy vậy, các mô hình giáo dục di sản này đến nay đều chưa có tính bền vững cần nghiên cứu, phổ biến nhân rộng./.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa và phát triển do UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) tại Hà Nội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lần đầu tại Việt Nam.
UNESCO quan niệm Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô tận để học tập suốt đời. Tại Việt Nam, cùng với nhiều tổ chức, đơn vị khác, UNESCO đã hỗ trợ kinh phí, chuyên môn giúp Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) thực hiện thí điểm dự án "Liên kết với nhà trường phát triển giáo dục di sản ở bảo tàng, di tích và các điểm văn hóa, lịch sử ở Hà Nội."
Dự án này được thực hiện nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tại 2 trường học, trong đó có một trường tư thục.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cũng đánh giá đưa chương trình giáo dục di sản vào trường học tại Việt Nam là công việc bền bỉ, lâu dài và khó khăn. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm qua đã tích cực thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông. Trong đó có nội dung mỗi trường học nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm sạch đẹp di tích, giới thiệu công trình đến với bạn bè cùng với việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.
Giáo viên và học sinh các trường đang từng bước tiếp cận di sản để có cái nhìn và ứng xử đúng với di sản. Giáo dục di sản đã trở thành yêu cầu, nhiệm vụ, động lực đối với trường học, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Việt Nam.
Trung tâm Phát huy giá trị di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã thực hiện một báo cáo tổng hợp về giáo dục di sản trong trường học qua các dự án diễn ra ở Hà Nội, Hòa Bình và Đắc Nông.
Trình bày báo cáo tổng hợp tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết các dự án đều đặt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp học sinh hiểu về giá trị, trải nghiệm về các di sản văn hóa, từ đó yêu mến di sản, có nhận thức, hành động đúng để bảo tồn, phát huy di sản.
Những di sản như bảo tàng, di tích, nhà cửa, công trình kiến trúc; di sản phi vật thể; di sản thiên nhiên,... đều có vị trí rất gần với trường học có dự án. Vì thế mang lại hiệu quả giáo dục cao. Kỹ năng sống của học sinh được nâng cao, khả năng thực hành, thảo luận và trình bày, phản biện của các em có tiến bộ... Tuy vậy, các mô hình giáo dục di sản này đến nay đều chưa có tính bền vững cần nghiên cứu, phổ biến nhân rộng./.
Thanh Giang (TTXVN)