Ngày 23/12, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên tổ chức các hội thảo “Phổ biến Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA)” và “Phổ biến Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS) và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)”.
Các hội thảo này được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp về tìm hiểu nội dung và lợi ích của VJEPA cũng như các Hiệp định kinh tế đã ký kết trong khuôn khổ ASEAN.
Tại hội thảo phổ biến Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp đã được thông tin cụ thể về những nội dung chính của hiệp định gồm những vấn đề tổng quan và lợi ích tiềm năng về thương mại hàng hóa của Hiệp định VJEPA, lộ trình cắt giảm thuế quan; quy tắc xuất xứ hàng hóa; tự do hóa thương mại; những cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp trong kinh doanh với thị trường Nhật Bản.
Ông Lê Quang Lân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định VJEPA được ký kết vào 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới.
Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể nhân.
Hiệp định này, cùng với các thỏa thuận kinh tế đã ký trước đó giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản sẽ tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
Cùng ngày, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Phổ biến về các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS) và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)”.
Tại hội thảo này, các doanh nghiệp được thông tin tổng quan về các Hiệp định trên. Đây là cơ hội để phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp các cam kết về thuế quan của Việt Nam, các quy định về chứng nhận xuất xứ trong thực thi Hiệp định ATIGA.
Hội thảo cũng là dịp để các doanh nghiệp phản hồi về những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện Hiệp định ATIGA khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN./.
Các hội thảo này được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp về tìm hiểu nội dung và lợi ích của VJEPA cũng như các Hiệp định kinh tế đã ký kết trong khuôn khổ ASEAN.
Tại hội thảo phổ biến Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp đã được thông tin cụ thể về những nội dung chính của hiệp định gồm những vấn đề tổng quan và lợi ích tiềm năng về thương mại hàng hóa của Hiệp định VJEPA, lộ trình cắt giảm thuế quan; quy tắc xuất xứ hàng hóa; tự do hóa thương mại; những cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp trong kinh doanh với thị trường Nhật Bản.
Ông Lê Quang Lân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định VJEPA được ký kết vào 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
Đây là hiệp định đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới.
Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển của thể nhân.
Hiệp định này, cùng với các thỏa thuận kinh tế đã ký trước đó giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản sẽ tạo nên một khung khổ pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
Cùng ngày, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Phổ biến về các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS) và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)”.
Tại hội thảo này, các doanh nghiệp được thông tin tổng quan về các Hiệp định trên. Đây là cơ hội để phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp các cam kết về thuế quan của Việt Nam, các quy định về chứng nhận xuất xứ trong thực thi Hiệp định ATIGA.
Hội thảo cũng là dịp để các doanh nghiệp phản hồi về những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện Hiệp định ATIGA khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN./.
Dương Vương Lợi (Vietnam+)