Ngày 5/9, Ban Chủ nhiệm Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình mới" tổ chức Hội thảo "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Hiến pháp ở Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài."
Hội thảo là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, đánh giá toàn diện các quan điểm, tư tưởng về lập hiến của một số học giả, nhà chính trị có tầm ảnh hưởng đến lịch sử lập hiến của thế giới và của Việt Nam; tập trung làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến vị trí, vai trò và nội dung của Hiến pháp thể hiện trong các giai đoạn, thời kỳ khác nhau của Việt Nam; tạo diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tiễn về mô hình, quá trình lập hiến của một số nước tiêu biểu trên thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh trải qua hơn 60 năm lịch sử lập hiến với 8 lần ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã cho thấy, hoạt động lập hiến không chỉ dừng lại ở thẩm quyền hiến định của Quốc hội mà đã trở thành sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của đất nước, một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng của toàn dân.
Mỗi sự thay đổi của Hiến pháp đều mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đánh dấu sự "chuyển mình" của cả dân tộc để bước sang một giai đoạn phát triển mới ở một tầm cao mới.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung thảo luận về các nội dung cụ thể gồm lịch sử các tư tưởng lập hiến và quan điểm lập hiến của Việt Nam; vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của Hiến pháp và kinh nghiệm lập hiến của một số nước; Hiến pháp với chủ quyền nhân dân; vai trò của Hiến pháp trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước...
Giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Đường (Viện Nghiên cứu lập pháp) cho rằng trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền thì tư tưởng lập hiến của Người là một trong những nội dung quan trọng và tiêu biểu nhất. Tư tưởng lập hiến của Người thể hiện tập trung ở luận điểm nổi tiếng của Người: "chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ."
Nội dung của luận điểm thể hiện ở những nét cơ bản: Nước phải độc lập, Quốc gia phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước; Hiến pháp phải là một "Hiến pháp dân chủ"; "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" bằng sức mạnh "thần linh pháp quyền" của Hiến pháp; cần phải có "Hiến pháp dân chủ" để nhân dân được hưởng quyền tư do dân chủ.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Đường nhấn mạnh để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội thông qua việc thực hiện quyền lập hiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, Hiến pháp có vai trò rất lớn trong việc xác lập, củng cố và bảo đảm về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Lịch sử lập hiến của Việt Nam đã chỉ ra rằng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp thông qua hai con đường cơ bản: Một là thông qua hoạt động lập hiến của Quốc hội, ban hành Hiến pháp thể chế hóa và ghi nhận đường lối lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cách mạng. Hai là thể chế hóa thành một điều luật trong Hiến pháp về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Đảng trong việc lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội.
Đề cập tới chức năng cơ bản của Hiến pháp, Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu rõ với tư cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia, Hiến pháp ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Theo từng thời kỳ, vai trò của Hiến pháp luôn có sự thay đổi. Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung nhấn mạnh: cho dù có thay đổi thì Hiến pháp phải giữ lại chức năng cổ điển vốn có của mình là giới hạn quyền lực nhà nước.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh trong tất cả các quốc gia theo chủ nghĩa lập hiến, hiến pháp là văn bản ghi nhận ý chí của nhân dân, xác lập sự lựa chọn chính trị của nhân dân ở mỗi quốc gia. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với mỗi bản Hiến pháp là phải quy định về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước và chức năng nhiệm vụ của mỗi thiết chế trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để thành lập ra các thiết chế để vận hành, thực thi quyền lực nhà nước.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận đề nghị trong quá trình sửa đổi Hiến pháp cần nghiên cứu, làm rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp. Trên cơ sở đó mà quy định địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của mỗi thiết chế nhà nước ở trung ương và địa phương. Đồng thời, xác định mức độ cụ thể trong những quy định đối với mỗi cơ quan trong Hiến pháp.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thế giới cho thấy, hiện nay có hai xu hướng: thứ nhất quy định khái quát những bảo đảm rõ ràng, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi thiết chế nhà nước trong Hiến pháp, trên cơ sở đó các đạo luật sẽ quy định cụ thể. Thứ hai có Hiến pháp quy định khá chi tiết, kể cả về trình tự, thủ tục cụ thể trong hoạt động của các thiết chế nhà nước, nhất là ở cấp độ trung ương.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nên được tổ chức thế nào, thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra... như hiện nay hay cần bổ sung cơ chế mới, thiết chế mới.../.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, đánh giá toàn diện các quan điểm, tư tưởng về lập hiến của một số học giả, nhà chính trị có tầm ảnh hưởng đến lịch sử lập hiến của thế giới và của Việt Nam; tập trung làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến vị trí, vai trò và nội dung của Hiến pháp thể hiện trong các giai đoạn, thời kỳ khác nhau của Việt Nam; tạo diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tiễn về mô hình, quá trình lập hiến của một số nước tiêu biểu trên thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh trải qua hơn 60 năm lịch sử lập hiến với 8 lần ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã cho thấy, hoạt động lập hiến không chỉ dừng lại ở thẩm quyền hiến định của Quốc hội mà đã trở thành sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của đất nước, một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng của toàn dân.
Mỗi sự thay đổi của Hiến pháp đều mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đánh dấu sự "chuyển mình" của cả dân tộc để bước sang một giai đoạn phát triển mới ở một tầm cao mới.
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung thảo luận về các nội dung cụ thể gồm lịch sử các tư tưởng lập hiến và quan điểm lập hiến của Việt Nam; vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của Hiến pháp và kinh nghiệm lập hiến của một số nước; Hiến pháp với chủ quyền nhân dân; vai trò của Hiến pháp trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước...
Giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Đường (Viện Nghiên cứu lập pháp) cho rằng trong kho tàng tư tưởng đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền thì tư tưởng lập hiến của Người là một trong những nội dung quan trọng và tiêu biểu nhất. Tư tưởng lập hiến của Người thể hiện tập trung ở luận điểm nổi tiếng của Người: "chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ."
Nội dung của luận điểm thể hiện ở những nét cơ bản: Nước phải độc lập, Quốc gia phải có chủ quyền là điều kiện tiên quyết để có Hiến pháp và Hiến pháp ra đời là để tuyên bố về mặt pháp lý một Nhà nước độc lập, có chủ quyền, là phương tiện để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước; Hiến pháp phải là một "Hiến pháp dân chủ"; "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" bằng sức mạnh "thần linh pháp quyền" của Hiến pháp; cần phải có "Hiến pháp dân chủ" để nhân dân được hưởng quyền tư do dân chủ.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Đường nhấn mạnh để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội thông qua việc thực hiện quyền lập hiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc, Hiến pháp có vai trò rất lớn trong việc xác lập, củng cố và bảo đảm về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Lịch sử lập hiến của Việt Nam đã chỉ ra rằng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp thông qua hai con đường cơ bản: Một là thông qua hoạt động lập hiến của Quốc hội, ban hành Hiến pháp thể chế hóa và ghi nhận đường lối lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cách mạng. Hai là thể chế hóa thành một điều luật trong Hiến pháp về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Đảng trong việc lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội.
Đề cập tới chức năng cơ bản của Hiến pháp, Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu rõ với tư cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia, Hiến pháp ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Theo từng thời kỳ, vai trò của Hiến pháp luôn có sự thay đổi. Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung nhấn mạnh: cho dù có thay đổi thì Hiến pháp phải giữ lại chức năng cổ điển vốn có của mình là giới hạn quyền lực nhà nước.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh trong tất cả các quốc gia theo chủ nghĩa lập hiến, hiến pháp là văn bản ghi nhận ý chí của nhân dân, xác lập sự lựa chọn chính trị của nhân dân ở mỗi quốc gia. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với mỗi bản Hiến pháp là phải quy định về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước và chức năng nhiệm vụ của mỗi thiết chế trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để thành lập ra các thiết chế để vận hành, thực thi quyền lực nhà nước.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận đề nghị trong quá trình sửa đổi Hiến pháp cần nghiên cứu, làm rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp. Trên cơ sở đó mà quy định địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của mỗi thiết chế nhà nước ở trung ương và địa phương. Đồng thời, xác định mức độ cụ thể trong những quy định đối với mỗi cơ quan trong Hiến pháp.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thế giới cho thấy, hiện nay có hai xu hướng: thứ nhất quy định khái quát những bảo đảm rõ ràng, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi thiết chế nhà nước trong Hiến pháp, trên cơ sở đó các đạo luật sẽ quy định cụ thể. Thứ hai có Hiến pháp quy định khá chi tiết, kể cả về trình tự, thủ tục cụ thể trong hoạt động của các thiết chế nhà nước, nhất là ở cấp độ trung ương.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nên được tổ chức thế nào, thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra... như hiện nay hay cần bổ sung cơ chế mới, thiết chế mới.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)