Hội thảo lập kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2014-2018 và hướng dẫn chăm sóc mắt tuyến huyện tại địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận), tổ chức ngày 21/8, tại thành phố Huế.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa, Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức hội thảo này. Đây là hoạt động thực hiện cam kết ủng hộ sáng kiến toàn cầu của Việt Nam với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chương trình "Thị giác 2020."
Báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa tại hội thảo cho biết kết quả điều tra dịch tễ học trên diện rộng ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước vào năm 2007 cho thấy, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam hiện nay là 3,1%.
Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra phần lớn là đục thuỷ tinh thể, chiếm tới 66,1%; sau đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ và bệnh mắt hột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong khi nguồn nhân lực y tế về chăm sóc mắt thiếu, phân bố không đều (khu vực miền núi và Tây Nguyên rất thiếu). Rất nhiều cơ sở y tế ở tuyến huyện còn trống không có một bác sỹ hoặc y sỹ, y tá chuyên khoa mắt, thực sự là thách thức lớn cho công tác chăm sóc, điều trị mắt ở Việt Nam hiện nay.
Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) đã đưa ra kế hoạch toàn cầu và kế hoạch của khu vực Tây Thái Bình Dương "Hướng tới sức khoẻ mắt toàn diện, nhằm đạt mục tiêu toàn cầu Thị giác 2020," nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực và cố gắng của quốc tế và chính phủ các nước để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mù lào có thể phòng tránh ở người trên 50 tuổi trên toàn cầu xuống 25% vào năm 2018 (tức là còn 2,37% so với 3,18% của năm 2010).
Để đạt được mục tiêu trên, hội thảo tập trung đóng góp trí tuệ, xây dựng chương trình và kế hoạch hoạt động chi tiết cho các tỉnh, thành phố trong khu vực, làm cơ sở cho lập kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa.
Trước mắt, các đại biểu dự hội thảo thống nhất cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chăm sóc mắt; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở y tế chăm sóc mắt; cung cấp trang thiết bị chăm sóc mắt thiết yếu cho tuyến tỉnh, huyện và cơ sở.
Các đại biểu cũng cho rằng cần tập trung cải thiện sự tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện lồng ghép vào hệ thống y tế, đảm bảo tất cả mọi người có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không phân biệt tuổi tác, giới tính và vị trí xã hội; đồng thời nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về chiến lược phòng chống và điều trị các bệnh mắt, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục truyền thông về sức khỏe trên toàn quốc và tại các địa phương.../.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa, Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức hội thảo này. Đây là hoạt động thực hiện cam kết ủng hộ sáng kiến toàn cầu của Việt Nam với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chương trình "Thị giác 2020."
Báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống mù lòa tại hội thảo cho biết kết quả điều tra dịch tễ học trên diện rộng ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước vào năm 2007 cho thấy, tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam hiện nay là 3,1%.
Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra phần lớn là đục thuỷ tinh thể, chiếm tới 66,1%; sau đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ và bệnh mắt hột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong khi nguồn nhân lực y tế về chăm sóc mắt thiếu, phân bố không đều (khu vực miền núi và Tây Nguyên rất thiếu). Rất nhiều cơ sở y tế ở tuyến huyện còn trống không có một bác sỹ hoặc y sỹ, y tá chuyên khoa mắt, thực sự là thách thức lớn cho công tác chăm sóc, điều trị mắt ở Việt Nam hiện nay.
Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) đã đưa ra kế hoạch toàn cầu và kế hoạch của khu vực Tây Thái Bình Dương "Hướng tới sức khoẻ mắt toàn diện, nhằm đạt mục tiêu toàn cầu Thị giác 2020," nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực và cố gắng của quốc tế và chính phủ các nước để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mù lào có thể phòng tránh ở người trên 50 tuổi trên toàn cầu xuống 25% vào năm 2018 (tức là còn 2,37% so với 3,18% của năm 2010).
Để đạt được mục tiêu trên, hội thảo tập trung đóng góp trí tuệ, xây dựng chương trình và kế hoạch hoạt động chi tiết cho các tỉnh, thành phố trong khu vực, làm cơ sở cho lập kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa.
Trước mắt, các đại biểu dự hội thảo thống nhất cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chăm sóc mắt; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở y tế chăm sóc mắt; cung cấp trang thiết bị chăm sóc mắt thiết yếu cho tuyến tỉnh, huyện và cơ sở.
Các đại biểu cũng cho rằng cần tập trung cải thiện sự tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện lồng ghép vào hệ thống y tế, đảm bảo tất cả mọi người có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không phân biệt tuổi tác, giới tính và vị trí xã hội; đồng thời nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về chiến lược phòng chống và điều trị các bệnh mắt, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục truyền thông về sức khỏe trên toàn quốc và tại các địa phương.../.
Quốc Việt (TTXVN)