Nhân kỷ niệm 80 năm Xô Viết Nghệ-Tĩnh (12/9/1930-12/9/2010), ngày 10/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm Xô Viết Nghệ-Tĩnh.”
Cách đây tròn 80 năm, không lâu sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, lịch sử cách mạng Việt Nam xuất hiện một cao trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động toàn quốc với quy mô rộng lớn, hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, tính chất triệt để, quyết liệt mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện mô hình chính quyền cách mạng của nhân dân lao động. Đó là những “làng đỏ” hình thành ở một số vùng nông thôn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, luật lệ của chính quyền thuộc địa bị xóa bỏ, quần chúng nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, tự tổ chức, quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa.
Do không hội đủ nhũng điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, bị thực dân Pháp đàn áp dã man và bị thất bại, nhưng cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh dạo có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này...
Trên 40 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học được trình bày và gửi đến Hội thảo đã khẳng định và làm sâu sắc hơn về sự lãnh đạo của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh; làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc của Xô Viết Nghệ-Tĩnh với phong trào cách mạng Việt Nam; tôn vinh những đóng góp và hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân đã làm nên phong trào đấu tranh những năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
Qua đó các tham luận này góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội thảo cũng nêu lên những bài học quý báu và ý nghĩa của việc vận dụng những bài học từ Xô Viết Nghệ-Tĩnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng hiện nay.
Bài học đó là không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đặc biệt coi trọng xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng rộng lớn của quần chúng nhân dân trên phạm vi cả nước mà nòng cốt là công nhân và nông dân; bài học về xây dựng chính quyền cách mạng kiểu mới./.
Cách đây tròn 80 năm, không lâu sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, lịch sử cách mạng Việt Nam xuất hiện một cao trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động toàn quốc với quy mô rộng lớn, hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, tính chất triệt để, quyết liệt mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện mô hình chính quyền cách mạng của nhân dân lao động. Đó là những “làng đỏ” hình thành ở một số vùng nông thôn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, luật lệ của chính quyền thuộc địa bị xóa bỏ, quần chúng nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, tự tổ chức, quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa.
Do không hội đủ nhũng điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, bị thực dân Pháp đàn áp dã man và bị thất bại, nhưng cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh dạo có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này...
Trên 40 tham luận của các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học được trình bày và gửi đến Hội thảo đã khẳng định và làm sâu sắc hơn về sự lãnh đạo của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh; làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc của Xô Viết Nghệ-Tĩnh với phong trào cách mạng Việt Nam; tôn vinh những đóng góp và hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân đã làm nên phong trào đấu tranh những năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ-Tĩnh.
Qua đó các tham luận này góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội thảo cũng nêu lên những bài học quý báu và ý nghĩa của việc vận dụng những bài học từ Xô Viết Nghệ-Tĩnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng hiện nay.
Bài học đó là không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đặc biệt coi trọng xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng rộng lớn của quần chúng nhân dân trên phạm vi cả nước mà nòng cốt là công nhân và nông dân; bài học về xây dựng chính quyền cách mạng kiểu mới./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)