Hội thảo hợp tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ và gặp gỡ doanh nghiệp do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC), Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam - INCHAM tổ chức đã diễn ra ngày 3/1 tại thành phố Đà Nẵng.
Tham dự hội thảo có ngài Chiranjeevi Konidala - Bộ trưởng Bộ Du lịch Ấn Độ; ngài Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ngài Rajiv Mundha, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC); Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết; đại diện lãnh đạo các vụ thuộc Bộ Công thương, đoàn doanh nghiệp của Phòng Thương mại Ấn Độ và các doanh nghiệp tại miền Trung - Tây Nguyên.
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao đầy đủ (7/1/1972-7/1/2012), 5 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược (7/2007-7/2012) giữa Việt Nam-Ấn Độ và kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Ấn Độ-ASEAN; sự kiện nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Ấn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu về quan hệ hợp tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ, tác động của Hiệp định FTA ASEAN-Ấn Độ đến các doanh nghiệp Việt Nam; giới thiệu về ngành chè của Ấn Độ.
Phần giới thiệu của các doanh nghiệp Ấn Độ tập trung vào nội dung hợp tác trong lĩnh vực khai khoáng, kim loại, công nghệ thông tin IT&ITes, y tế, sức khỏe... Hội thảo cũng dành thời gian để giao lưu, trao đổi giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đại diện diễn giả và các doanh nghiệp Ấn Độ.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam RanJit Rae khẳng định Đà Nẵng là điểm nhấn quan trọng trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ.
Những năm qua, Ấn Độ và Việt Nam đã không ngừng phát triển mối quan hệ hợp tác, đầu tư toàn diện dựa trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ hữu nghị truyền thống tương đồng, mật thiết giữa hai nền văn hóa và nhân dân hai nước.
Chỉ trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều Ấn Độ-Việt Nam tăng từ 178 triệu USD lên 4 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam đạt 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, thăm dò và khai thác dầu khí.
Năm 2012 đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. Mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước phát huy hiệu quả và thực chất dựa trên 5 trụ cột then chốt là chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-thương mại, văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực.
Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 3,2 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,4 tỷ USD và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,76 tỷ USD.
Về đầu tư, Ấn Độ đã có 61 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 258 triệu USD, tập trung chủ yếu vào các ngành như công nghiệp chế tạo và khai khoáng.
Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, là điểm trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á.
Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ rất coi trọng việc tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, khắc phục khó khăn để quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại đầu tư cho các doanh nghiệp hai nước.
Theo chương trình, sau Hội thảo tại Đà Nẵng, Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đến Hà Nội, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổng Công ty Chè Việt Nam và thăm vùng trồng chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ./.
Tham dự hội thảo có ngài Chiranjeevi Konidala - Bộ trưởng Bộ Du lịch Ấn Độ; ngài Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; ngài Rajiv Mundha, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC); Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết; đại diện lãnh đạo các vụ thuộc Bộ Công thương, đoàn doanh nghiệp của Phòng Thương mại Ấn Độ và các doanh nghiệp tại miền Trung - Tây Nguyên.
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao đầy đủ (7/1/1972-7/1/2012), 5 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược (7/2007-7/2012) giữa Việt Nam-Ấn Độ và kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Ấn Độ-ASEAN; sự kiện nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Ấn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu về quan hệ hợp tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Ấn Độ, tác động của Hiệp định FTA ASEAN-Ấn Độ đến các doanh nghiệp Việt Nam; giới thiệu về ngành chè của Ấn Độ.
Phần giới thiệu của các doanh nghiệp Ấn Độ tập trung vào nội dung hợp tác trong lĩnh vực khai khoáng, kim loại, công nghệ thông tin IT&ITes, y tế, sức khỏe... Hội thảo cũng dành thời gian để giao lưu, trao đổi giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đại diện diễn giả và các doanh nghiệp Ấn Độ.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam RanJit Rae khẳng định Đà Nẵng là điểm nhấn quan trọng trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ.
Những năm qua, Ấn Độ và Việt Nam đã không ngừng phát triển mối quan hệ hợp tác, đầu tư toàn diện dựa trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ hữu nghị truyền thống tương đồng, mật thiết giữa hai nền văn hóa và nhân dân hai nước.
Chỉ trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều Ấn Độ-Việt Nam tăng từ 178 triệu USD lên 4 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam đạt 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, thăm dò và khai thác dầu khí.
Năm 2012 đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. Mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước phát huy hiệu quả và thực chất dựa trên 5 trụ cột then chốt là chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-thương mại, văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực.
Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 3,2 tỷ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,4 tỷ USD và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,76 tỷ USD.
Về đầu tư, Ấn Độ đã có 61 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 258 triệu USD, tập trung chủ yếu vào các ngành như công nghiệp chế tạo và khai khoáng.
Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, là điểm trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á.
Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ rất coi trọng việc tăng cường và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, khắc phục khó khăn để quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại đầu tư cho các doanh nghiệp hai nước.
Theo chương trình, sau Hội thảo tại Đà Nẵng, Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sẽ đến Hà Nội, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổng Công ty Chè Việt Nam và thăm vùng trồng chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ./.
Văn Sơn (TTXVN)