Đại diện Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao kỷ lục Việt Nam cho Ban tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc xác lập hai kỷ lục gồm: “Hội thảo Hoằng pháp lớn nhất Việt Nam và Hội thảo Hoằng pháp có Hoằng pháp viên dự tập huấn đông nhất” từ trước đến nay.
Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 với chủ đề “Phật giáo với dân tộc” do Trung ương Hội Phật giáo tổ chức tại tỉnh Bình Dương đã bế mạc ngày 13/3, sau 4 ngày diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như diễu hành bảo vệ môi trường; thảo luận các chủ đề về Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường; Phật giáo thời kỳ hội nhập và đối với hải ngoại, từ thiện-xã hội.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cử hành lễ khai đàn cầu quốc thái dân an, cầu siêu thắp nến tri ân anh linh, anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, thể hiện niềm tôn kính đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống để cho quê hương tổ quốc đứng lên. Các hoạt động từ thiện trao 100 căn nhà tình thương, thực hiện 15 ca mổ tim, trao xe đạp cho học sinh với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Hội thảo đã thông qua nghị quyết Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc với 9 điểm, trong đó chú trọng việc truyền bá Phật pháp đối với thế hệ trẻ, Thanh thiếu niên Phật tử; đẩy mạnh hơn nữa công tác Hoằng pháp hải ngoại; tập trung vào công tác hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mở lớp đào tạo chuyên môn cho quí vị giảng sư tình nguyện làm nhiệm vụ hoằng pháp vùng đồng bào dân tộc, phối hợp với ngành từ thiện làm tốt công tác từ thiện.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký hội đồng thị sự, Chư tôn giáo phẩm Ban Hoằng pháp Trung ương đánh giá hội thảo Hoằng pháp đã thực thi sứ mệnh hoằng pháp độ sinh là luôn thể nhập chuyển tải giáo điều của đức Thế Tôn vào đời sống cộng đồng của dân tộc với hạnh nguyện “vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho số đông” mà đức Phật đã từng chỉ dạy.
Tiếp nối truyền thống Hoằng pháp độ sinh của chư Phật ba đời và lịch đại Tổ sư, qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trách nhiệm Hoằng pháp độ sinh ấy, thường có những định hướng sinh hoạt hiện thực và thích ứng, làm cho ngành Hoằng pháp của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những thành tựu nổi bật, sắc thái riêng biệt sâu sắc, để lại dấu ấn vàng son suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Ngành Hoằng pháp đã phát huy truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, thể hiện tính nhập thế tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 - Bình Dương lần này là nhằm phát huy sức mạnh nội tại vốn có và định hướng bằng những chương trình hoạt động cụ thể đúng như chủ đề trọng điểm của Hội thảo “Phật giáo với dân tộc.”
Hòa thượng Thích Minh Thiện, Phó Ban tổ chức Hội thảo Hoằng pháp cho biết thêm, với tiêu chí phổ hóa đến các tầng lớp Tăng ni và Phật tử các dân tộc, các thành phần khác nhau trong xã hội đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ biên cương hải đảo, cho đến vùng sâu, vùng xa, ngay cả đồng bào hải ngoại, làm thế nào để cho nền giáo lý năng động của đức Phật, được thể chế hóa vào đời sống tâm linh của những người con Phật./.
Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 với chủ đề “Phật giáo với dân tộc” do Trung ương Hội Phật giáo tổ chức tại tỉnh Bình Dương đã bế mạc ngày 13/3, sau 4 ngày diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như diễu hành bảo vệ môi trường; thảo luận các chủ đề về Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường; Phật giáo thời kỳ hội nhập và đối với hải ngoại, từ thiện-xã hội.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cử hành lễ khai đàn cầu quốc thái dân an, cầu siêu thắp nến tri ân anh linh, anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, thể hiện niềm tôn kính đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống để cho quê hương tổ quốc đứng lên. Các hoạt động từ thiện trao 100 căn nhà tình thương, thực hiện 15 ca mổ tim, trao xe đạp cho học sinh với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Hội thảo đã thông qua nghị quyết Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc với 9 điểm, trong đó chú trọng việc truyền bá Phật pháp đối với thế hệ trẻ, Thanh thiếu niên Phật tử; đẩy mạnh hơn nữa công tác Hoằng pháp hải ngoại; tập trung vào công tác hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mở lớp đào tạo chuyên môn cho quí vị giảng sư tình nguyện làm nhiệm vụ hoằng pháp vùng đồng bào dân tộc, phối hợp với ngành từ thiện làm tốt công tác từ thiện.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký hội đồng thị sự, Chư tôn giáo phẩm Ban Hoằng pháp Trung ương đánh giá hội thảo Hoằng pháp đã thực thi sứ mệnh hoằng pháp độ sinh là luôn thể nhập chuyển tải giáo điều của đức Thế Tôn vào đời sống cộng đồng của dân tộc với hạnh nguyện “vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho số đông” mà đức Phật đã từng chỉ dạy.
Tiếp nối truyền thống Hoằng pháp độ sinh của chư Phật ba đời và lịch đại Tổ sư, qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trách nhiệm Hoằng pháp độ sinh ấy, thường có những định hướng sinh hoạt hiện thực và thích ứng, làm cho ngành Hoằng pháp của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những thành tựu nổi bật, sắc thái riêng biệt sâu sắc, để lại dấu ấn vàng son suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Ngành Hoằng pháp đã phát huy truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, thể hiện tính nhập thế tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 - Bình Dương lần này là nhằm phát huy sức mạnh nội tại vốn có và định hướng bằng những chương trình hoạt động cụ thể đúng như chủ đề trọng điểm của Hội thảo “Phật giáo với dân tộc.”
Hòa thượng Thích Minh Thiện, Phó Ban tổ chức Hội thảo Hoằng pháp cho biết thêm, với tiêu chí phổ hóa đến các tầng lớp Tăng ni và Phật tử các dân tộc, các thành phần khác nhau trong xã hội đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ biên cương hải đảo, cho đến vùng sâu, vùng xa, ngay cả đồng bào hải ngoại, làm thế nào để cho nền giáo lý năng động của đức Phật, được thể chế hóa vào đời sống tâm linh của những người con Phật./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)