Ngày 19/6, Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Công Thương và Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức hội thảo hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.
Phát biểu tại hội thảo, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học thành phố cho rằng, hiện nay các chính sách ưu đãi khuyến khích xuất khẩu đối với sản phẩm công nghệ cao chưa được quan tâm đúng mức.
Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố cho biết Khu công nghệ cao thành phố đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm từ vài năm trở lại đây với 71 dự án được cấp phép, tổng vốn đạt 2.240 triệu USD. Về xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm nay, Khu công nghệ cao đã đạt 1.075 tỷ USD, giá trị lũy kế đạt 5.269 triệu USD, nộp ngân sách 300 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hơn 16.980 lao động.
Với con số xuất khẩu ấn tượng như vậy nhưng đến nay các hoạt động của doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao còn gặp nhiều vướng mắc do chậm trễ trong đầu tư cơ sở hạ tầng; kho ngoại quan phục vụ xuất khẩu, các công trình kinh doanh dịch vụ vẫn chưa có; hệ thống cung cấp điện, nước, nước thải và viễn thông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện…
Để hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao phát triển mạnh, ông Chu Tiến Dũng kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ như tập trung xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, thành phố về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin; hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, xây dựng những doanh nghiệp mạnh thành đơn vị đóng vai trò đại diện thị trường, dẫn dắt, giúp đỡ các doanh nghiệp khác mới tham gia thị trường; xây dựng và thực thi chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực giỏi cho các doanh nghiệp xuất khẩu về công nghệ thông tin; có các thủ tục thông thoáng để các doanh nghiệp thuê các chuyên gia giỏi nước ngoài về đảm nhận các vị trí quan trọng như kiến trúc sư trưởng về sản phẩm dịch vụ, chuyên gia thị trường… vì đây là những mấu chốt quan trọng quyết định sự phát triển cả về sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực phần cứng, ông Dũng kiến nghị Nhà nước tạọ thuận lợi nhất để thu hút các công ty FDI đầu tư sản xuất tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin….
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,46 tỷ USD; tăng 3 lần so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 11,4% kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô). Thị trường xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á và Hoa Kỳ; trong đó riêng Công ty Intel tại Khu công nghệ cao thành phố xuất 1,9 triệu USD.
Theo đánh giá của Sở Công Thương thành phố, đây là nhóm mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng cao và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của thành phố./.
Phát biểu tại hội thảo, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học thành phố cho rằng, hiện nay các chính sách ưu đãi khuyến khích xuất khẩu đối với sản phẩm công nghệ cao chưa được quan tâm đúng mức.
Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố cho biết Khu công nghệ cao thành phố đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm từ vài năm trở lại đây với 71 dự án được cấp phép, tổng vốn đạt 2.240 triệu USD. Về xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm nay, Khu công nghệ cao đã đạt 1.075 tỷ USD, giá trị lũy kế đạt 5.269 triệu USD, nộp ngân sách 300 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hơn 16.980 lao động.
Với con số xuất khẩu ấn tượng như vậy nhưng đến nay các hoạt động của doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao còn gặp nhiều vướng mắc do chậm trễ trong đầu tư cơ sở hạ tầng; kho ngoại quan phục vụ xuất khẩu, các công trình kinh doanh dịch vụ vẫn chưa có; hệ thống cung cấp điện, nước, nước thải và viễn thông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện…
Để hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao phát triển mạnh, ông Chu Tiến Dũng kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ như tập trung xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, thành phố về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin; hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, xây dựng những doanh nghiệp mạnh thành đơn vị đóng vai trò đại diện thị trường, dẫn dắt, giúp đỡ các doanh nghiệp khác mới tham gia thị trường; xây dựng và thực thi chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực giỏi cho các doanh nghiệp xuất khẩu về công nghệ thông tin; có các thủ tục thông thoáng để các doanh nghiệp thuê các chuyên gia giỏi nước ngoài về đảm nhận các vị trí quan trọng như kiến trúc sư trưởng về sản phẩm dịch vụ, chuyên gia thị trường… vì đây là những mấu chốt quan trọng quyết định sự phát triển cả về sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực phần cứng, ông Dũng kiến nghị Nhà nước tạọ thuận lợi nhất để thu hút các công ty FDI đầu tư sản xuất tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin….
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,46 tỷ USD; tăng 3 lần so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 11,4% kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô). Thị trường xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á và Hoa Kỳ; trong đó riêng Công ty Intel tại Khu công nghệ cao thành phố xuất 1,9 triệu USD.
Theo đánh giá của Sở Công Thương thành phố, đây là nhóm mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng cao và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của thành phố./.
Liên Phương (TTXVN)