Một hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với tên gọi Hội thảo hành chính địa phương Việt Nam-Nhật Bản đã được Bộ Nội vụ Việt Nam và Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản phối hợp tổ chức trong hai ngày 26 - 27/7.
Hội thảo nhằm hướng đến xây dựng bộ máy chính quyền địa phương hợp lý, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, có hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước; bảo đảm các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Hoạt động được hỗ trợ bởi Tổ chức hợp tác chính quyền địa phương Nhật Bản (CLAIR) tại Singapore và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
Các thông tin về hệ thống tổ chức chính quyền địa phương ở hai nước hiện nay, việc phân chia vai trò nhiệm vụ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, những thách thức đặt ra và những vấn đề cần cải cách trong quản lý chính quyền địa phương đã được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo. Qua đó làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống chính quyền địa phương của Việt Nam và Nhật Bản.
Những chia sẻ từ phía Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ Việt Nam cho thấy Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2011 đã có những tiến bộ rõ rệt, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên. Hội đồng nhân dân ở nhiều địa phương đã chọn đúng các vấn đề bức xúc của địa phương để bàn bạc, ra nghị quyết, thông qua những giải pháp có tính khả thi, sát hợp với thực tế cuộc sống, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. V ai trò quản lý, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2004-2011 đã được đổi mới một bước, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước.
Tuy nhiên, so với quy định của pháp luật và yêu cầu của tình hình mới, nhìn chung chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp chưa cao. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc.
Vị trí của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chưa xác định rõ, chưa trở thành một khối trong quá trình vận hành. Việc Hiến pháp quy định mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân ở tất cả các cấp tương tự như nhau là chưa hợp lý, chưa có sự phân biệt tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn. Chưa có quy định về cơ chế phân cấp giữa trung ương và địa phương, mối quan hệ trong hệ thống quyền lực theo chiều dọc và chiều ngang vẫn chưa được rõ ràng, mạch lạc nên vai trò tự chủ của chính quyền địa phương chưa được phát huy.
Những tồn tại, bất cập trên đặt ra vấn đề cần đổi mới tổ chức hoạt động chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay theo hướng đ ề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính trong quản lý điều hành gắn liền với việc phát huy dân chủ trong tập thể Ủy ban Nhân dân; nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, mở rộng dân chủ trực tiếp.
Các cấp ủy Đảng không làm thay công việc quản lý, điều hành của chính quyền, không quyết định cụ thể các vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân và người đứng đầu cơ quan hành chính.
Thời gian tới, Quốc hội cần n ghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gọn nhẹ, theo hướng tổ chức 2 cấp: cấp tỉnh và dưới cấp tỉnh. Theo đó, chính quyền đô thị có một cấp hoàn chỉnh (có cả Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân); chính quyền nông thôn có hai cấp hoàn chỉnh (chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã). Nơi không tổ chức Hội đồng Nhân dân thì tổ chức cơ quan đại diện hành chính (Ủy ban hành chính).
Bên cạnh tăng cường phân cấp, việc đổi mới tổ chức hoạt động chính quyền địa phương phải gắn với tạo cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước được đúng hướng, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Theo ông Nguyễn Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất quan trọng, do đó cần tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân để đề xuất tổ chức lại chính quyền địa phương hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.
Ông Kabutan Tatsuya, Hiệu trưởng trường Đại học tự trị địa phương (Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản) cho biết: C hính quyền địa phương Nhật Bản hiện gồm hai cấp: chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp thành phố, thị trấn, làng xã.
Theo Hiến pháp, chính quyền trung ương và địa phương có tư cách pháp nhân riêng biệt, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương và m ối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được quy định trong Luật tự trị địa phương.
Chính quyền địa phương có hội đồng địa phương với các ủy viên được bầu cử (người dân bầu chọn trực tiếp). Ngoài quyền quyết định ngân sách, hội đồng địa phương còn có quyền lập pháp trong phạm vi pháp luật quy định.
Người đứng đầu được bầu chọn (tỉnh trưởng và thị trưởng, trưởng thị trấn, trưởng làng xã) sẽ thi hành quyết định hành chính. Mối quan hệ giữa nhà nước và chính quyền địa phương không phải là mối quan hệ phụ thuộc trên dưới mà là quan hệ hợp tác bình đẳng. Mức độ can thiệp của chính quyền trung ương đối với c hính quyền địa phương cần phải có căn cứ pháp luật, v à phải xem xét đến yếu tố tự chủ, tự lập của chính quyền địa phương .
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã cùng chia sẻ những nội dung liên quan đến quan hệ giữa người đứng đầu và hội đồng địa phương, phân bổ công việc giữa chính quyền trung ương và địa phương, mối quan hệ tài chính giữa trung ương và địa phương, việc phân bổ tiền thuế cho địa phương, vai trò của nguồn tài chính đó đối với sự phát triển của địa phương và các đặc điểm trong việc quản lý tài chính của địa phương.
Một trong những mục tiêu nữa mà Hội thảo muốn hướng tới là giúp các địa phương của hai bên tìm kiếm cơ hội hợp hợp tác với nhau trong tương lai./.
Hội thảo nhằm hướng đến xây dựng bộ máy chính quyền địa phương hợp lý, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, có hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước; bảo đảm các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Hoạt động được hỗ trợ bởi Tổ chức hợp tác chính quyền địa phương Nhật Bản (CLAIR) tại Singapore và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
Các thông tin về hệ thống tổ chức chính quyền địa phương ở hai nước hiện nay, việc phân chia vai trò nhiệm vụ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, những thách thức đặt ra và những vấn đề cần cải cách trong quản lý chính quyền địa phương đã được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo. Qua đó làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống chính quyền địa phương của Việt Nam và Nhật Bản.
Những chia sẻ từ phía Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ Việt Nam cho thấy Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2011 đã có những tiến bộ rõ rệt, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên. Hội đồng nhân dân ở nhiều địa phương đã chọn đúng các vấn đề bức xúc của địa phương để bàn bạc, ra nghị quyết, thông qua những giải pháp có tính khả thi, sát hợp với thực tế cuộc sống, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. V ai trò quản lý, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2004-2011 đã được đổi mới một bước, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước.
Tuy nhiên, so với quy định của pháp luật và yêu cầu của tình hình mới, nhìn chung chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp chưa cao. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc.
Vị trí của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chưa xác định rõ, chưa trở thành một khối trong quá trình vận hành. Việc Hiến pháp quy định mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân ở tất cả các cấp tương tự như nhau là chưa hợp lý, chưa có sự phân biệt tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn. Chưa có quy định về cơ chế phân cấp giữa trung ương và địa phương, mối quan hệ trong hệ thống quyền lực theo chiều dọc và chiều ngang vẫn chưa được rõ ràng, mạch lạc nên vai trò tự chủ của chính quyền địa phương chưa được phát huy.
Những tồn tại, bất cập trên đặt ra vấn đề cần đổi mới tổ chức hoạt động chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay theo hướng đ ề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính trong quản lý điều hành gắn liền với việc phát huy dân chủ trong tập thể Ủy ban Nhân dân; nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, mở rộng dân chủ trực tiếp.
Các cấp ủy Đảng không làm thay công việc quản lý, điều hành của chính quyền, không quyết định cụ thể các vấn đề thuộc thẩm quyền trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân và người đứng đầu cơ quan hành chính.
Thời gian tới, Quốc hội cần n ghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gọn nhẹ, theo hướng tổ chức 2 cấp: cấp tỉnh và dưới cấp tỉnh. Theo đó, chính quyền đô thị có một cấp hoàn chỉnh (có cả Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân); chính quyền nông thôn có hai cấp hoàn chỉnh (chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã). Nơi không tổ chức Hội đồng Nhân dân thì tổ chức cơ quan đại diện hành chính (Ủy ban hành chính).
Bên cạnh tăng cường phân cấp, việc đổi mới tổ chức hoạt động chính quyền địa phương phải gắn với tạo cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước được đúng hướng, thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Theo ông Nguyễn Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất quan trọng, do đó cần tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân để đề xuất tổ chức lại chính quyền địa phương hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.
Ông Kabutan Tatsuya, Hiệu trưởng trường Đại học tự trị địa phương (Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản) cho biết: C hính quyền địa phương Nhật Bản hiện gồm hai cấp: chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp thành phố, thị trấn, làng xã.
Theo Hiến pháp, chính quyền trung ương và địa phương có tư cách pháp nhân riêng biệt, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương và m ối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được quy định trong Luật tự trị địa phương.
Chính quyền địa phương có hội đồng địa phương với các ủy viên được bầu cử (người dân bầu chọn trực tiếp). Ngoài quyền quyết định ngân sách, hội đồng địa phương còn có quyền lập pháp trong phạm vi pháp luật quy định.
Người đứng đầu được bầu chọn (tỉnh trưởng và thị trưởng, trưởng thị trấn, trưởng làng xã) sẽ thi hành quyết định hành chính. Mối quan hệ giữa nhà nước và chính quyền địa phương không phải là mối quan hệ phụ thuộc trên dưới mà là quan hệ hợp tác bình đẳng. Mức độ can thiệp của chính quyền trung ương đối với c hính quyền địa phương cần phải có căn cứ pháp luật, v à phải xem xét đến yếu tố tự chủ, tự lập của chính quyền địa phương .
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã cùng chia sẻ những nội dung liên quan đến quan hệ giữa người đứng đầu và hội đồng địa phương, phân bổ công việc giữa chính quyền trung ương và địa phương, mối quan hệ tài chính giữa trung ương và địa phương, việc phân bổ tiền thuế cho địa phương, vai trò của nguồn tài chính đó đối với sự phát triển của địa phương và các đặc điểm trong việc quản lý tài chính của địa phương.
Một trong những mục tiêu nữa mà Hội thảo muốn hướng tới là giúp các địa phương của hai bên tìm kiếm cơ hội hợp hợp tác với nhau trong tương lai./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)