Bảo tồn và phát triển thắng cảnh đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) là nội dung của hội thảo do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Australia (AusAID) phối hợp với tỉnh Kiên Giang tổ chức trong hai ngày 10 và 11/11 tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Tại hội thảo, khoảng 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Ủy ban sông Mekong, chính quyền địa phương và đại diện các tỉnh biên giới Campuchia đã tập trung thảo luận về các vấn đề như giá trị bảo tồn của khu đất ngập nước, cây ngập mặn và đa dạng sinh học đầm Đông Hồ; sinh kế và định hướng cho phát triển bền vững đầm Đông Hồ; Bảo vệ môi trường trong bối cảnh khu vực; bảo tồn và phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đặt vấn đề biên giới trong quản lý nước giữa Campuchia và Việt Nam.
Theo một nghiên cứu mới nhất về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Australia dự đoán đầm Đông Hồ và thị xã Hà Tiên là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trong tỉnh Kiên Giang trước nguy cơ nước biển dâng.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Hội thảo Phát triển hệ thống quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ nhằm mục đích bảo tồn, phát triển bền vững khu đầm này.
Cơ chế để phát triển cho đầm Đông Hồ sẽ trở thành mô hình phát triển các kế hoạch quản lý kết hợp cho các vùng trọng điểm khác của khu dự trữ sinh quyển của tỉnh Kiên Giang nói riêng, của Việt Nam nói chung, ông Sa cho biết.
Tổng lãnh sự Australia, Graeme Swift cho biết, việc sử dụng khai thác tài nguyên không bền vững ở khu vực đầm Đông Hồ hiện nay nói riêng và tỉnh Kiên nói chung đã gây ra những tác hại cho rừng ngập mặn ở khu vực này. Chính vì vậy, Việt Nam phải hành động ngay khi còn không quá muộn để bảo vệ sinh thái nước ngập mặn, đặc biệt vùng ven biển-vùng nước ngập mặn như tỉnh Kiên Giang để trở thành mô hình phát triển bền vững của Việt Nam góp phần giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Thị xã Hà Tiên nằm trên bờ đầm Đông Hồ đổ ra Vịnh Thái Lan. Đầm dài 3km, rộng 2km và được bao quanh bởi các con sông và ngọn núi, như sông Giang Thanh ở phía đông, sông Hà Tiên ở phía tây.
Đầm Đông Hồ có một vị trí quan trọng trong hệ thống đầm-phá ven biển Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm, chẳng những giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đời sống của dân cư Hà Tiên, đầm Đông Hồ còn là nơi có giá trị đặc biệt về mồi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học không chỉ của riêng Kiên Giang mà của cả Việt Nam.
Đầm Đông Hồ còn có tiềm năng lớn cho du lịch sinh thái nhờ cảnh quan thiên nhiên đẹp và vị trí ngay biên giới Campuchia. Với người dân địa phương, đánh bắt thủy sản tự nhiên trong đầm còn là nguồn thu nhập quan trọng đối với cuộc sống của họ. Tuy vậy, việc thiếu quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp tại đầm Đông Hồ đã gây đe đọa đến tính toàn vẹn của đầm Đông Hồ. Bên cạnh đó, áp lực dân số gia tăng dẫn đến khai thác thủy sản cạn kiệt đồng thời, việc phát triển nuôi thủy sản ồ ạt, không theo quy hoạch đã dẫn đến hủy hoại số lượng lớn các cây ngập mặn quý hiếm. Cơ sở hạ tầng yếu kém đang gây xáo trộn dòng chảy tự nhiên và giảm chất lượng nước, tăng bồi lấp.
Hội thảo phát triển hệ thống quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ là một phần dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang. Dự án được thực hiện với sự đồng tài trợ của Chính phủ Đức và Australia, phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện tại một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm (2011-2016) nhằm giảm đói nghèo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực này./.
Tại hội thảo, khoảng 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, Ủy ban sông Mekong, chính quyền địa phương và đại diện các tỉnh biên giới Campuchia đã tập trung thảo luận về các vấn đề như giá trị bảo tồn của khu đất ngập nước, cây ngập mặn và đa dạng sinh học đầm Đông Hồ; sinh kế và định hướng cho phát triển bền vững đầm Đông Hồ; Bảo vệ môi trường trong bối cảnh khu vực; bảo tồn và phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đặt vấn đề biên giới trong quản lý nước giữa Campuchia và Việt Nam.
Theo một nghiên cứu mới nhất về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Australia dự đoán đầm Đông Hồ và thị xã Hà Tiên là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trong tỉnh Kiên Giang trước nguy cơ nước biển dâng.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Hội thảo Phát triển hệ thống quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ nhằm mục đích bảo tồn, phát triển bền vững khu đầm này.
Cơ chế để phát triển cho đầm Đông Hồ sẽ trở thành mô hình phát triển các kế hoạch quản lý kết hợp cho các vùng trọng điểm khác của khu dự trữ sinh quyển của tỉnh Kiên Giang nói riêng, của Việt Nam nói chung, ông Sa cho biết.
Tổng lãnh sự Australia, Graeme Swift cho biết, việc sử dụng khai thác tài nguyên không bền vững ở khu vực đầm Đông Hồ hiện nay nói riêng và tỉnh Kiên nói chung đã gây ra những tác hại cho rừng ngập mặn ở khu vực này. Chính vì vậy, Việt Nam phải hành động ngay khi còn không quá muộn để bảo vệ sinh thái nước ngập mặn, đặc biệt vùng ven biển-vùng nước ngập mặn như tỉnh Kiên Giang để trở thành mô hình phát triển bền vững của Việt Nam góp phần giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Thị xã Hà Tiên nằm trên bờ đầm Đông Hồ đổ ra Vịnh Thái Lan. Đầm dài 3km, rộng 2km và được bao quanh bởi các con sông và ngọn núi, như sông Giang Thanh ở phía đông, sông Hà Tiên ở phía tây.
Đầm Đông Hồ có một vị trí quan trọng trong hệ thống đầm-phá ven biển Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm, chẳng những giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đời sống của dân cư Hà Tiên, đầm Đông Hồ còn là nơi có giá trị đặc biệt về mồi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học không chỉ của riêng Kiên Giang mà của cả Việt Nam.
Đầm Đông Hồ còn có tiềm năng lớn cho du lịch sinh thái nhờ cảnh quan thiên nhiên đẹp và vị trí ngay biên giới Campuchia. Với người dân địa phương, đánh bắt thủy sản tự nhiên trong đầm còn là nguồn thu nhập quan trọng đối với cuộc sống của họ. Tuy vậy, việc thiếu quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp tại đầm Đông Hồ đã gây đe đọa đến tính toàn vẹn của đầm Đông Hồ. Bên cạnh đó, áp lực dân số gia tăng dẫn đến khai thác thủy sản cạn kiệt đồng thời, việc phát triển nuôi thủy sản ồ ạt, không theo quy hoạch đã dẫn đến hủy hoại số lượng lớn các cây ngập mặn quý hiếm. Cơ sở hạ tầng yếu kém đang gây xáo trộn dòng chảy tự nhiên và giảm chất lượng nước, tăng bồi lấp.
Hội thảo phát triển hệ thống quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ là một phần dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang. Dự án được thực hiện với sự đồng tài trợ của Chính phủ Đức và Australia, phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện tại một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm (2011-2016) nhằm giảm đói nghèo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực này./.
Ngọc Dung (Vietnam+)