Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh,Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.
Tiến sỹ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012, 7 tỉnh, thành trên đã công bố dịch bệnh chổi rồng hại nhãn trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích nhiễm bệnh là 27.151 ha/32.657 ha.
Sau hơn một năm triển khai chống dịch, các tỉnh đã tổ chức cắt tỉa được hơn 24.216 ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng. Tổng kinh phí 7 tỉnh, thành chi cho công tác phòng chống chổi rồng trên nhãn hơn 173,8 tỷ đồng. Trong số đó, ngân sách Trung ương hơn 122 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 51,7 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định chấm dứt chiến dịch phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn (đến ngày 1/3/2013) và không cung cấp kinh phí từ Trung ương nữa, nhưng hiện nay ở 7 tỉnh, thành trên vẫn chưa có quyết định công bố hết dịch.
Theo tiến sỹ Hồ Văn Chiến, nguyên nhân là do hiện một số diện tích nhãn vẫn còn tái nhiễm nên các tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch.
Trong thời gian tới, các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương tập huấn cho nông dân để phòng trị đối với một số diện tích nhiễm bệnh còn lại.
Tại các tỉnh xảy ra dịch, đã có 93.724 hộ nông dân được hỗ trợ cắt tỉa, tiêu hủy cành bệnh và chi phí mua thuốc phòng trừ nhện lông nhung. Mức hỗ trợ là 7 triệu đồng/ha đối với diện tích nhãn bị thiệt hại trên 70%; 5 triệu đồng/ha đối với diện tích nhãn bị thiệt hại từ 30-70%.
Ngành Nông nghiệp các tỉnh cũng đã tổ chức 1.181 lớp tập huấn biện pháp quản lý bệnh chổi rồng, thu hút 51.412 lượt nông dân người dự; cấp phát 224.303 tờ bướm, 45.057 sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh chổi rồng hại nhãn và xây dựng 66 mô hình trình diễn phòng chống dịch bệnh chổi rồng.
Qua những mô hình quản lý bệnh chổi rồng, nhiều nhà vườn đã đúc kết được những kinh nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác phòng nhện lông nhung và bảo vệ được năng suất nhãn./.
Tiến sỹ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012, 7 tỉnh, thành trên đã công bố dịch bệnh chổi rồng hại nhãn trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích nhiễm bệnh là 27.151 ha/32.657 ha.
Sau hơn một năm triển khai chống dịch, các tỉnh đã tổ chức cắt tỉa được hơn 24.216 ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng. Tổng kinh phí 7 tỉnh, thành chi cho công tác phòng chống chổi rồng trên nhãn hơn 173,8 tỷ đồng. Trong số đó, ngân sách Trung ương hơn 122 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 51,7 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định chấm dứt chiến dịch phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn (đến ngày 1/3/2013) và không cung cấp kinh phí từ Trung ương nữa, nhưng hiện nay ở 7 tỉnh, thành trên vẫn chưa có quyết định công bố hết dịch.
Theo tiến sỹ Hồ Văn Chiến, nguyên nhân là do hiện một số diện tích nhãn vẫn còn tái nhiễm nên các tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch.
Trong thời gian tới, các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương tập huấn cho nông dân để phòng trị đối với một số diện tích nhiễm bệnh còn lại.
Tại các tỉnh xảy ra dịch, đã có 93.724 hộ nông dân được hỗ trợ cắt tỉa, tiêu hủy cành bệnh và chi phí mua thuốc phòng trừ nhện lông nhung. Mức hỗ trợ là 7 triệu đồng/ha đối với diện tích nhãn bị thiệt hại trên 70%; 5 triệu đồng/ha đối với diện tích nhãn bị thiệt hại từ 30-70%.
Ngành Nông nghiệp các tỉnh cũng đã tổ chức 1.181 lớp tập huấn biện pháp quản lý bệnh chổi rồng, thu hút 51.412 lượt nông dân người dự; cấp phát 224.303 tờ bướm, 45.057 sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh chổi rồng hại nhãn và xây dựng 66 mô hình trình diễn phòng chống dịch bệnh chổi rồng.
Qua những mô hình quản lý bệnh chổi rồng, nhiều nhà vườn đã đúc kết được những kinh nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác phòng nhện lông nhung và bảo vệ được năng suất nhãn./.
Công Trí (TTXVN)