Hội Phát hành Báo chí Việt Nam (VPDA) vừa ra thông cáo khẳng định họ không cung cấp thông tin về thị trường phát hành tạp chí tại Việt Nam cho một cuốn sách có tựa đề "World Magazine Trends 2009/2010."
Cuốn sách "World Magazine Trends 2009/2010" (Các xu hướng tạp chí thế giới 2009/2010), do FIPP (Liên đoàn quốc tế các nhà xuất bản có định kỳ) xuất bản.
Động thái này là kết quả của một làn sóng phản đối của các tạp chí xuất bản tại Việt Nam đối với các thông tin được cho là sai lệch và thiếu khách quan trong cuốn sách nói trên.
Điều đáng nói là cuốn sách trích nguồn từ Hội Phát hành Báo chí Việt Nam, trong khi chính Hội này khẳng định chưa bao giờ cung cấp thông tin cho FIPP.
Ông Đào Duy Quát, Chủ tịch VPDA, đã gửi công văn yêu cầu FIPP đính chính, nhưng tổ chức này từ chối, với lý do không chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin được đăng tải.
Công văn của VPDA viết: “FIPP phải có biện pháp cải chính các thông tin sai sự thật đã nêu trên, bao gồm cả việc VPDA không liên quan đến các thông tin này, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế và Việt Nam. Đặc biệt, FIPP phải chính thức gửi thư đính chính đến các đại lý quảng cáo Việt Nam và đại lý quảng cáo quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trực tiếp gửi thư xin lỗi các tạp chí bị cuốn sách này đưa tin sai sự thật và làm mất uy tín.”
Cuốn sách này dành 5 trang nói về thị trường báo chí Việt Nam, trong đó cho rằng tạp chí thương mại Việt Nam tụt hậu ít nhất 5 năm so với nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ; Việt Nam thiếu các thông tin thống kê khách quan làm căn cứ đo mức độ tin cậy của thị trường và các nhà quảng cáo.
Cuốn sách cũng đăng tải số liệu phát hành của hơn 60 đầu tạp chí thấp hơn nhiều so với thực tế, mà theo văn thư trả lời VPDA của ông Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành FIPP, Chris Llewellyn, cho biết là từ “một số thành viên của VPDA.” Nguồn tin này không được FIPP kiểm chứng theo quy trình báo chí chuyên nghiệp, và được thừa nhận một cách vội vã từ một tổ chức quy tụ nhiều cơ quan báo chí như VPDA.
Mặc dù FIPP là một tổ chức lớn, có uy tín với hàng ngàn thành viên ở khắp các châu lục, nhưng ở Việt Nam thì hầu như chưa ai biết đến.
FIPP cho biết tại Việt Nam chỉ có ba thành viên là IDG Communications (Mỹ) - xuất bản phiên bản tiếng Việt của Tạp chí PC World; Ringier (Thụy Sĩ) - kinh doanh Tạp chí Thời Trang Trẻ và Sun Flower Media (Công ty Truyền thông Hoa Mặt Trời) . Tuy nhiên, theo báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, cả ba công ty này phủ nhận đã cung cấp thông tin cho FIPP.
Các tạp chí bị đăng tải thông tin trong cuốn sách này cho rằng, chỉ có thể là FIPP đã bị một đơn vị nào đó lợi dụng cung cấp các thông tin bịa đặt, nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hoặc quy trình xuất bản của FIPP đã phiến diện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu khách quan. Cho đến nay, FIPP chưa công bố đích danh người cung cấp thông tin.
Vụ việc đang được VPDA công bố rộng rãi đến các cơ quan báo chí cũng như chuyển đến các cơ quan quản lý báo chí Việt Nam để xử lý./.
Cuốn sách "World Magazine Trends 2009/2010" (Các xu hướng tạp chí thế giới 2009/2010), do FIPP (Liên đoàn quốc tế các nhà xuất bản có định kỳ) xuất bản.
Động thái này là kết quả của một làn sóng phản đối của các tạp chí xuất bản tại Việt Nam đối với các thông tin được cho là sai lệch và thiếu khách quan trong cuốn sách nói trên.
Điều đáng nói là cuốn sách trích nguồn từ Hội Phát hành Báo chí Việt Nam, trong khi chính Hội này khẳng định chưa bao giờ cung cấp thông tin cho FIPP.
Ông Đào Duy Quát, Chủ tịch VPDA, đã gửi công văn yêu cầu FIPP đính chính, nhưng tổ chức này từ chối, với lý do không chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông tin được đăng tải.
Công văn của VPDA viết: “FIPP phải có biện pháp cải chính các thông tin sai sự thật đã nêu trên, bao gồm cả việc VPDA không liên quan đến các thông tin này, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế và Việt Nam. Đặc biệt, FIPP phải chính thức gửi thư đính chính đến các đại lý quảng cáo Việt Nam và đại lý quảng cáo quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trực tiếp gửi thư xin lỗi các tạp chí bị cuốn sách này đưa tin sai sự thật và làm mất uy tín.”
Cuốn sách này dành 5 trang nói về thị trường báo chí Việt Nam, trong đó cho rằng tạp chí thương mại Việt Nam tụt hậu ít nhất 5 năm so với nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ; Việt Nam thiếu các thông tin thống kê khách quan làm căn cứ đo mức độ tin cậy của thị trường và các nhà quảng cáo.
Cuốn sách cũng đăng tải số liệu phát hành của hơn 60 đầu tạp chí thấp hơn nhiều so với thực tế, mà theo văn thư trả lời VPDA của ông Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành FIPP, Chris Llewellyn, cho biết là từ “một số thành viên của VPDA.” Nguồn tin này không được FIPP kiểm chứng theo quy trình báo chí chuyên nghiệp, và được thừa nhận một cách vội vã từ một tổ chức quy tụ nhiều cơ quan báo chí như VPDA.
Mặc dù FIPP là một tổ chức lớn, có uy tín với hàng ngàn thành viên ở khắp các châu lục, nhưng ở Việt Nam thì hầu như chưa ai biết đến.
FIPP cho biết tại Việt Nam chỉ có ba thành viên là IDG Communications (Mỹ) - xuất bản phiên bản tiếng Việt của Tạp chí PC World; Ringier (Thụy Sĩ) - kinh doanh Tạp chí Thời Trang Trẻ và Sun Flower Media (Công ty Truyền thông Hoa Mặt Trời) . Tuy nhiên, theo báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, cả ba công ty này phủ nhận đã cung cấp thông tin cho FIPP.
Các tạp chí bị đăng tải thông tin trong cuốn sách này cho rằng, chỉ có thể là FIPP đã bị một đơn vị nào đó lợi dụng cung cấp các thông tin bịa đặt, nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hoặc quy trình xuất bản của FIPP đã phiến diện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu khách quan. Cho đến nay, FIPP chưa công bố đích danh người cung cấp thông tin.
Vụ việc đang được VPDA công bố rộng rãi đến các cơ quan báo chí cũng như chuyển đến các cơ quan quản lý báo chí Việt Nam để xử lý./.
P.V (Vietnam+)