Ngày 24/8, nhạc sỹ Cát Vận, Chủ tịch Câu lạc bộ Âm nhạc và Báo chí (Hội Nhạc sỹ Việt Nam) cho biết, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân đã ký công văn gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định Hội Nhạc sỹ Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc trao giải thưởng, tôn vinh những cống hiến của nhạc sỹ Phạm Tuyên đối với sự nghiệp phát triển âm nhạc Việt Nam.
Cũng theo nhạc sỹ Cát Vận, công văn của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã được gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 23/8, nêu rõ hai vấn đề chính.
Thứ nhất, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã nhận được công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội đề nghị xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sỹ Phạm Tuyên. Song, Hội Nhạc sỹ Việt Nam chưa đủ thẩm quyền để xét đặc cách giải thưởng này.
Hội đồng cấp cơ sở của Hội chỉ có thẩm quyền xem xét đối với các tác giả có hồ sơ xét tặng; công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội trên thực tế không thể thay thế hồ sơ.
Những cống hiến của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho nền âm nhạc cách mạng nước nhà hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh. Các sáng tác của ông được công chúng nhiều lứa tuổi yêu mến.
Hai là, công văn của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đề xuất, nếu có hình thức đặc biệt tôn vinh những cống hiến trọn đời của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho âm nhạc Việt Nam, đề nghị Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước xem xét giải quyết.
Những đóng góp của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho âm nhạc nước nhà bắt đầu từ năm 1958 khi ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó cho tới năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát hay, cổ vũ tinh thần cách mạng trong mỗi con người Việt Nam.
Các sáng tác của ông đều xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tin yêu vào Đảng, từ thực tế cuộc sống chiến đấu, lao động vì đất nước của quân, dân ta ở cả hậu phương và tiền tuyến nên được nhiều người yêu thích. Có thể kể đến các ca khúc như: "Bài ca người thợ rừng," "Chiếc gậy Trường Sơn," "Từ làng Sen," "Đêm Cha Lo," "Đảng đã cho ta mùa Xuân," "Bám biển quê hương..."
Đặc biệt nhất là ca khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" của nhạc sỹ Phạm Tuyên được sáng tác đêm 28/4/1975. Các nghệ sỹ đã tập luyện, thu âm ca khúc này ngay trong ngày 30/4/1975 để kịp phát sóng trên bản tin thời sự đặc biệt lúc 17 giờ cùng ngày, chính thức công bố thông tin miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
Sau năm 1975, nhạc sỹ Phạm Tuyên còn sáng tác nhiều ca khúc mới và được nhiều người yêu thích như "Gửi nắng cho em," "Con kênh ta đào," "Màu cờ tôi yêu" (thơ Diệp Minh Tuyền)...
Ngoài những sáng tác cách mạng, trữ tình, nhạc sỹ Phạm Tuyên còn sáng tác nhiều ca khúc cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, được các em rất yêu thích như "Chiếc đèn ông sao," "Hát dưới cờ Hà Nội," "Gặp nhau dưới trời Thu Hà Nội," "Đêm pháo hoa," "Cô và mẹ," "Chú voi con ở bản Đôn," "Cánh én tuổi thơ..."
Nhiều bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên đã trở thành bài hát truyền thống của đoàn viên, đội viên cả nước như "Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh," "Tiến lên Đoàn viên..."
Năm 2001, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực âm nhạc với các tác phẩm "Bám biển quê hương," "Đảng đã cho ta một mùa Xuân," "Chiếc gậy Trường Sơn," "Gẩy đàn lên hỡi những người bạn Mỹ," "Như có Bác trong ngày vui đại thắng"./.
Cũng theo nhạc sỹ Cát Vận, công văn của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã được gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 23/8, nêu rõ hai vấn đề chính.
Thứ nhất, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã nhận được công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội đề nghị xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sỹ Phạm Tuyên. Song, Hội Nhạc sỹ Việt Nam chưa đủ thẩm quyền để xét đặc cách giải thưởng này.
Hội đồng cấp cơ sở của Hội chỉ có thẩm quyền xem xét đối với các tác giả có hồ sơ xét tặng; công văn của Hội Âm nhạc Hà Nội trên thực tế không thể thay thế hồ sơ.
Những cống hiến của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho nền âm nhạc cách mạng nước nhà hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh. Các sáng tác của ông được công chúng nhiều lứa tuổi yêu mến.
Hai là, công văn của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đề xuất, nếu có hình thức đặc biệt tôn vinh những cống hiến trọn đời của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho âm nhạc Việt Nam, đề nghị Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước xem xét giải quyết.
Những đóng góp của nhạc sỹ Phạm Tuyên cho âm nhạc nước nhà bắt đầu từ năm 1958 khi ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó cho tới năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát hay, cổ vũ tinh thần cách mạng trong mỗi con người Việt Nam.
Các sáng tác của ông đều xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tin yêu vào Đảng, từ thực tế cuộc sống chiến đấu, lao động vì đất nước của quân, dân ta ở cả hậu phương và tiền tuyến nên được nhiều người yêu thích. Có thể kể đến các ca khúc như: "Bài ca người thợ rừng," "Chiếc gậy Trường Sơn," "Từ làng Sen," "Đêm Cha Lo," "Đảng đã cho ta mùa Xuân," "Bám biển quê hương..."
Đặc biệt nhất là ca khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" của nhạc sỹ Phạm Tuyên được sáng tác đêm 28/4/1975. Các nghệ sỹ đã tập luyện, thu âm ca khúc này ngay trong ngày 30/4/1975 để kịp phát sóng trên bản tin thời sự đặc biệt lúc 17 giờ cùng ngày, chính thức công bố thông tin miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
Sau năm 1975, nhạc sỹ Phạm Tuyên còn sáng tác nhiều ca khúc mới và được nhiều người yêu thích như "Gửi nắng cho em," "Con kênh ta đào," "Màu cờ tôi yêu" (thơ Diệp Minh Tuyền)...
Ngoài những sáng tác cách mạng, trữ tình, nhạc sỹ Phạm Tuyên còn sáng tác nhiều ca khúc cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, được các em rất yêu thích như "Chiếc đèn ông sao," "Hát dưới cờ Hà Nội," "Gặp nhau dưới trời Thu Hà Nội," "Đêm pháo hoa," "Cô và mẹ," "Chú voi con ở bản Đôn," "Cánh én tuổi thơ..."
Nhiều bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên đã trở thành bài hát truyền thống của đoàn viên, đội viên cả nước như "Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh," "Tiến lên Đoàn viên..."
Năm 2001, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực âm nhạc với các tác phẩm "Bám biển quê hương," "Đảng đã cho ta một mùa Xuân," "Chiếc gậy Trường Sơn," "Gẩy đàn lên hỡi những người bạn Mỹ," "Như có Bác trong ngày vui đại thắng"./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)