Ngày 11/9, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị báo chí văn nghệ toàn quốc 2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tổ chức, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí văn nghệ.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để trao đổi những kinh nghiệm từ thực tiễn ở các địa phương và các đơn vị báo chí, đồng thời tập trung đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ trong thời gian tới; thảo luận và kiến nghị những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách cả về nhân lực và cơ sở vật chất; những quy định của pháp luật đối với báo chí văn nghệ để từ đó các cơ quan báo chí văn nghệ thực thi đúng pháp luật để báo chí văn nghệ ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước...
Hội nghị đã xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tới trên lĩnh vực báo chí văn nghệ là tiếp tục bám sát, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, phản ánh các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của cán bộ, hội viên và việc triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết ở địa phương mình, nhằm đưa nghị quyết vào đời sống; tuyên truyền kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc".
Từ kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết, kiến nghị kịp thời các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kiên trì đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, cơ hội, không đưa những thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình ổn định và phát triển của địa phương, đơn vị, góp phần bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngoài ra, lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực xã hội...
Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng, báo chí văn nghệ ngày càng đổi mới và phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tính đến tháng 8/2013, cả nước có trên 80 cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật thuộc Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và báo chí văn nghệ của một số bộ, ngành...
Các cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật đã thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích được quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí và các quy định của pháp luật về báo chí; bám sát hiện thực cuộc sống, khơi gợi và đặt ra nhiều vấn đề lớn, mới mẻ đối với sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà, qua đó có những đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để trao đổi những kinh nghiệm từ thực tiễn ở các địa phương và các đơn vị báo chí, đồng thời tập trung đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ trong thời gian tới; thảo luận và kiến nghị những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách cả về nhân lực và cơ sở vật chất; những quy định của pháp luật đối với báo chí văn nghệ để từ đó các cơ quan báo chí văn nghệ thực thi đúng pháp luật để báo chí văn nghệ ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước...
Hội nghị đã xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tới trên lĩnh vực báo chí văn nghệ là tiếp tục bám sát, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, phản ánh các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của cán bộ, hội viên và việc triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết ở địa phương mình, nhằm đưa nghị quyết vào đời sống; tuyên truyền kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc".
Từ kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết, kiến nghị kịp thời các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kiên trì đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, cơ hội, không đưa những thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình ổn định và phát triển của địa phương, đơn vị, góp phần bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngoài ra, lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực xã hội...
Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng, báo chí văn nghệ ngày càng đổi mới và phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Tính đến tháng 8/2013, cả nước có trên 80 cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật thuộc Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và báo chí văn nghệ của một số bộ, ngành...
Các cơ quan báo chí văn học, nghệ thuật đã thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích được quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí và các quy định của pháp luật về báo chí; bám sát hiện thực cuộc sống, khơi gợi và đặt ra nhiều vấn đề lớn, mới mẻ đối với sự phát triển của nền văn học nghệ thuật nước nhà, qua đó có những đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Văn Sơn (TTXVN)