Trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) trù bị đã diễn ra ngày 6/4, tại Hà Nội.
Được tổ chức ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN, các quan chức kinh tế cấp cao đến từ các nước ASEAN đã thảo luận nội dung phục vụ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN, chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đã rà soát kết quả triển khai Kế hoạch Tổng thể về thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 và thảo luận phương hướng làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế ASEAN trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư… hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Hội nghị cũng tổng hợp ý kiến đóng góp của các nước thông qua dự thảo cuối cùng Tuyên bố về Hồi phục và phát triển bền vững do Việt Nam khởi xướng để trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Bản tuyên bố tái khẳng định quyết tâm của ASEAN khắc phục tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế của ASEAN.
SEOM cũng thông qua một số đề xuất, khuyến nghị các biện pháp cần thiết về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN để trình lên Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Hội nghị Cộng đồng kinh tế ASEAN phê duyệt vào ngày 7/4.
Ông Lê Quang Lân, Trưởng nhóm các quan chức cấp cao kinh tế Việt Nam cho biết thêm, cuộc họp đã thảo luận về định hướng của ASEAN trong thời gian tới, khi kinh tế toàn cầu đã vượt qua khủng hoảng và hướng tới sự phát triển bền vững. Đây cũng được xác định là xu hướng phát triển của ASEAN, một xu hướng với những nhìn nhận mới về phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Những biện pháp trọng tâm được xác định là gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển…
Các quan chức cấp cao kinh tế cũng đề cập đến các vấn đề liên quan như việc thúc đẩy các hiệp định thương mại, rà soát kết quả thực hiện hiệp định đã được ký với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.
Các vấn đề như nhìn nhận của ASEAN đối với vai trò của mình trong cấu trúc kinh tế khu vực, trong bức tranh kinh tế thế giới mới với nhiều biến động và xuất hiện một số nền kinh tế mới nổi; thực hiện các biện pháp tăng cường sự tham gia của các của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập của ASEAN… cũng được đưa ra thảo luận tại hội nghị./.
Được tổ chức ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN, các quan chức kinh tế cấp cao đến từ các nước ASEAN đã thảo luận nội dung phục vụ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN, chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đã rà soát kết quả triển khai Kế hoạch Tổng thể về thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 và thảo luận phương hướng làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế ASEAN trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư… hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Hội nghị cũng tổng hợp ý kiến đóng góp của các nước thông qua dự thảo cuối cùng Tuyên bố về Hồi phục và phát triển bền vững do Việt Nam khởi xướng để trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Bản tuyên bố tái khẳng định quyết tâm của ASEAN khắc phục tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế của ASEAN.
SEOM cũng thông qua một số đề xuất, khuyến nghị các biện pháp cần thiết về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN để trình lên Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Hội nghị Cộng đồng kinh tế ASEAN phê duyệt vào ngày 7/4.
Ông Lê Quang Lân, Trưởng nhóm các quan chức cấp cao kinh tế Việt Nam cho biết thêm, cuộc họp đã thảo luận về định hướng của ASEAN trong thời gian tới, khi kinh tế toàn cầu đã vượt qua khủng hoảng và hướng tới sự phát triển bền vững. Đây cũng được xác định là xu hướng phát triển của ASEAN, một xu hướng với những nhìn nhận mới về phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Những biện pháp trọng tâm được xác định là gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển…
Các quan chức cấp cao kinh tế cũng đề cập đến các vấn đề liên quan như việc thúc đẩy các hiệp định thương mại, rà soát kết quả thực hiện hiệp định đã được ký với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.
Các vấn đề như nhìn nhận của ASEAN đối với vai trò của mình trong cấu trúc kinh tế khu vực, trong bức tranh kinh tế thế giới mới với nhiều biến động và xuất hiện một số nền kinh tế mới nổi; thực hiện các biện pháp tăng cường sự tham gia của các của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập của ASEAN… cũng được đưa ra thảo luận tại hội nghị./.
(TTXVN/Vietnam+)