Ngày 14/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO), với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong phát triển đất nước.”
Ở Việt Nam, sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ với các cơ quan nhà nước tập trung vào những vấn đề toàn cầu mà nhà nước quan tâm, có sự hỗ trợ của các nguồn quốc tế; hợp tác thúc đẩy sự quan tâm của các cơ quan nhà nước với những vấn đề toàn cầu mà nhà nước chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa thích đáng như xâm hại quyền trẻ em, hôn nhân đồng tính...
Các lĩnh vực trong nước có sự hợp tác của 2 phía gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cho các nhóm người bị yếu thế, giám sát trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp...
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký VUSTA cho biết sự hợp tác giữa 2 phía đang có nhiều khó khăn do các VNGO đều cho rằng phía các cơ quan nhà nước thiếu sự hiểu biết và nghi ngờ khả năng của các tổ chức phi chính phủ. Trong quá trình hoạt động có những lúc xảy ra xung đột lợi ích giữa 2 phía, trong khi đó nhiều tổ chức VNGO chưa xác định được lĩnh vực hợp tác chính của mình.
Thách thức lớn nhất là Việt Nam phải tạo dựng được cơ chế tổ chức, quản lý các tổ chức phi chính phủ phù hợp với Việt Nam. Các VNGO chưa huy động có hiệu quả sự đóng góp của các doanh nghiệp, cũng như việc tổ chức và vận hành các VNGO chưa nhuần nhuyễn.
Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi của quá trình phát triển là phải tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, dẫn đến việc phải tái cấu trúc các VNGO, tạo sự hợp tác tốt hơn với các cơ quan nhà nước. VUSTA đưa ra 3 kịch bản gồm thu nhỏ hoặc hợp nhất một số VNGO, trong đó tăng cường các hợp tác có sự tài trợ của các cơ quan nhà nước.
Kịch bản nữa là phát triển nhanh các tổ chức mới hoạt động trong các lĩnh vực mà Nhà nước không thể làm hoặc làm không có hiệu quả, cùng phát triển các tổ chức thực hiện dịch vụ công. Cuối cùng là thu nhỏ hoặc hợp nhất một số VNGO, trong đó khai thác được một số nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp tư nhân.
Các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ với chính quyền địa phương trong các hoạt động giao đất, giao rừng, bảo vệ tài nguyên nước và sông ngòi, đào tạo nghề cho người lao động trong các làng nghề, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em...
Một số đại biểu kiến nghị VUSTA nên tích cực hoạt động hơn để khẳng định được thương hiệu, tự tìm được nguồn tài trợ hoặc các tổ chức, cơ quan thiết lập được hệ thống chính sách tốt sẽ tìm được nhiều nguồn tài trợ hơn.../.
Ở Việt Nam, sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ với các cơ quan nhà nước tập trung vào những vấn đề toàn cầu mà nhà nước quan tâm, có sự hỗ trợ của các nguồn quốc tế; hợp tác thúc đẩy sự quan tâm của các cơ quan nhà nước với những vấn đề toàn cầu mà nhà nước chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa thích đáng như xâm hại quyền trẻ em, hôn nhân đồng tính...
Các lĩnh vực trong nước có sự hợp tác của 2 phía gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cho các nhóm người bị yếu thế, giám sát trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp...
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký VUSTA cho biết sự hợp tác giữa 2 phía đang có nhiều khó khăn do các VNGO đều cho rằng phía các cơ quan nhà nước thiếu sự hiểu biết và nghi ngờ khả năng của các tổ chức phi chính phủ. Trong quá trình hoạt động có những lúc xảy ra xung đột lợi ích giữa 2 phía, trong khi đó nhiều tổ chức VNGO chưa xác định được lĩnh vực hợp tác chính của mình.
Thách thức lớn nhất là Việt Nam phải tạo dựng được cơ chế tổ chức, quản lý các tổ chức phi chính phủ phù hợp với Việt Nam. Các VNGO chưa huy động có hiệu quả sự đóng góp của các doanh nghiệp, cũng như việc tổ chức và vận hành các VNGO chưa nhuần nhuyễn.
Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi của quá trình phát triển là phải tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, dẫn đến việc phải tái cấu trúc các VNGO, tạo sự hợp tác tốt hơn với các cơ quan nhà nước. VUSTA đưa ra 3 kịch bản gồm thu nhỏ hoặc hợp nhất một số VNGO, trong đó tăng cường các hợp tác có sự tài trợ của các cơ quan nhà nước.
Kịch bản nữa là phát triển nhanh các tổ chức mới hoạt động trong các lĩnh vực mà Nhà nước không thể làm hoặc làm không có hiệu quả, cùng phát triển các tổ chức thực hiện dịch vụ công. Cuối cùng là thu nhỏ hoặc hợp nhất một số VNGO, trong đó khai thác được một số nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp tư nhân.
Các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ với chính quyền địa phương trong các hoạt động giao đất, giao rừng, bảo vệ tài nguyên nước và sông ngòi, đào tạo nghề cho người lao động trong các làng nghề, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em...
Một số đại biểu kiến nghị VUSTA nên tích cực hoạt động hơn để khẳng định được thương hiệu, tự tìm được nguồn tài trợ hoặc các tổ chức, cơ quan thiết lập được hệ thống chính sách tốt sẽ tìm được nhiều nguồn tài trợ hơn.../.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)