Ngày 28/11, tại thành phố Kongpong Cham, tỉnh Kongpong Cham, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 120 km về phía Đông, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đã tổ chức “Hội nghị hợp tác phát triển thương mại Biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ IV.”
Tham dự hội nghị có khoảng 250 đại biểu chính quyền, doanh nghiệp đến từ nhiều bộ ngành liên quan và các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú; Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Campuchia Keo Soknay và Cố vấn Thủ tướng Hun Sen, Tỉnh trưởng Kongpong Cham Hun Neng đã khai mạc và chủ trì hội nghị.
Theo các báo cáo của hai bộ đồng tổ chức trình bày tại hội nghị, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia tăng mạnh, từ 372 triệu USD năm 2001 lên gần 2 tỷ USD năm 2010 và nhiều khả năng vượt mức 2 tỷ USD trong năm 2011. Đây là tiền đề quan trọng để hai nước hoàn thành mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 3 tỷ USD vào năm 2015.
Trong thời gian qua, hoạt động thương mại tại biên giới hai nước có nhiều thuận lợi, thị trường mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng; chính sách, thỏa thuận mới tiếp tục được bổ sung, thủ tục hành chính được hai bên quan tâm cải thiện, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới; cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại được chính phủ hai nước quan tâm đầu tư, nâng cấp; công tác chống buôn lậu được chính quyền địa phương và các cấp quan tâm, phối hợp ngăn chặn hiệu quả.
Tuy nhiên, các phát biểu tại hội nghị cho thấy hoạt động trao đổi buôn bán trong lĩnh vực thương mại biên giới còn nhiều khó khăn cần giải quyết một cách tích cực hơn nữa, như xây dựng hành lang pháp lý buôn bán qua biên giới của hai nước; đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại, cửa khẩu; phát triển các dịch vụ thanh toán, vận chuyển, bưu chính, viễn thông; phối hợp trong công tác chống buôn lậu…
Hội nghị đã nhất trí phương hướng trong thời gian tới, trong đó có những nội dung đáng chú ý như hoàn thành “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia từ năm 2010 đến năm 2020”; xem xét, đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án “Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam-Campuchia” để triển khai thực hiện từ năm 2012.
Xây dựng “Quy chế quản lý chợ biên giới chung Việt Nam-Campuchia”; tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích thương mại biên giới; thúc đẩy triển khai thực hiện hình thức kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu biên giới quốc tế của hai nước; hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động thương mại tại biên giới và thúc đẩy hợp tác trao đổi thông tin thị trường…
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đã trả lời kiến nghị của nhiều địa phương, doanh nghiệp của hai nước.
Trong khuôn khổ hội nghị, “Diễn đàn doanh nghiệp tư nhân hai nước” đã được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày dưới sự chủ trì của đại diện Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia với sự tham dự đông đảo của giới doanh nghiệp tư nhân hai nước./.
Tham dự hội nghị có khoảng 250 đại biểu chính quyền, doanh nghiệp đến từ nhiều bộ ngành liên quan và các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú; Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Campuchia Keo Soknay và Cố vấn Thủ tướng Hun Sen, Tỉnh trưởng Kongpong Cham Hun Neng đã khai mạc và chủ trì hội nghị.
Theo các báo cáo của hai bộ đồng tổ chức trình bày tại hội nghị, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia tăng mạnh, từ 372 triệu USD năm 2001 lên gần 2 tỷ USD năm 2010 và nhiều khả năng vượt mức 2 tỷ USD trong năm 2011. Đây là tiền đề quan trọng để hai nước hoàn thành mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 3 tỷ USD vào năm 2015.
Trong thời gian qua, hoạt động thương mại tại biên giới hai nước có nhiều thuận lợi, thị trường mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng; chính sách, thỏa thuận mới tiếp tục được bổ sung, thủ tục hành chính được hai bên quan tâm cải thiện, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới; cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại được chính phủ hai nước quan tâm đầu tư, nâng cấp; công tác chống buôn lậu được chính quyền địa phương và các cấp quan tâm, phối hợp ngăn chặn hiệu quả.
Tuy nhiên, các phát biểu tại hội nghị cho thấy hoạt động trao đổi buôn bán trong lĩnh vực thương mại biên giới còn nhiều khó khăn cần giải quyết một cách tích cực hơn nữa, như xây dựng hành lang pháp lý buôn bán qua biên giới của hai nước; đầu tư hạ tầng giao thông, thương mại, cửa khẩu; phát triển các dịch vụ thanh toán, vận chuyển, bưu chính, viễn thông; phối hợp trong công tác chống buôn lậu…
Hội nghị đã nhất trí phương hướng trong thời gian tới, trong đó có những nội dung đáng chú ý như hoàn thành “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia từ năm 2010 đến năm 2020”; xem xét, đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án “Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam-Campuchia” để triển khai thực hiện từ năm 2012.
Xây dựng “Quy chế quản lý chợ biên giới chung Việt Nam-Campuchia”; tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích thương mại biên giới; thúc đẩy triển khai thực hiện hình thức kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu biên giới quốc tế của hai nước; hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động thương mại tại biên giới và thúc đẩy hợp tác trao đổi thông tin thị trường…
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đã trả lời kiến nghị của nhiều địa phương, doanh nghiệp của hai nước.
Trong khuôn khổ hội nghị, “Diễn đàn doanh nghiệp tư nhân hai nước” đã được tổ chức vào buổi chiều cùng ngày dưới sự chủ trì của đại diện Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia với sự tham dự đông đảo của giới doanh nghiệp tư nhân hai nước./.
(TTXVN/Vietnam+)