Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 17, ngày 27 và 28/10 đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Thương mại và Đầu tư ASEAN.
Với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu là các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam, các nước ASEAN và các nước đối tác, Hội nghị đã thành công tốt đẹp hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường thương mại và đầu tư hiệu quả trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và các nước đối tác.
Chương trình nghị sự với sự tham gia của nhiều diễn giả đã tập trung trình bày về triển vọng kinh tế trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra những giải pháp trong tương lai cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ASEAN. Hội nghị còn đề cập đến những chính sách được hoạch định cấp ASEAN, khả năng cạnh tranh và mức độ chuẩn bị của các doanh nghiệp, hợp tác của các bên liên quan.
Trong phiên họp về khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực ASEAN, các đại biểu tham dự đã phân tích lợi thế so sánh của các doanh nghiệp ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ - một bộ phận tham gia đóng góp vào GDP của các nước ASEAN khá lớn và đang không ngừng mở rộng.
Với chủ đề "Doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực phát triển của kinh tế ASEAN," các đại biểu tham dự phiên họp “Động cơ tăng trưởng của ASEAN” đã chia sẻ những thành công của họ và đưa ra những ý tưởng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng và thuận lợi hóa các hoạt động dịch vụ và đầu tư trong khu vực.
Tại hội nghị, Việt Nam đã trình bày về ý tưởng thành lập Trung tâm thương mại ASEAN tại Việt Nam với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hội nhập trong ASEAN. Việt Nam cũng mong muốn Trung tâm sẽ trở thành nơi trao đổi, hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp ASEAN cùng hướng tới mục tiêu hội nhập ổn định và bền vững. Ý tưởng này của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đại biểu các nước ASEAN và đối tác. Trung tâm thương mại ASEAN tại Việt Nam sẽ là Trung tâm thứ hai được thành lập sau Malaysia.
Tại các phiên đối thoại, doanh nghiệp ASEAN và các nước đối thoại có thêm những hiểu biết về triển vọng, tiềm năng có thể được khai thác và các thành quả đã đạt được trong quá trình hợp tác.
Đối thoại ASEAN-Australia-New Zealand khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để thực hiện hiệu quả Hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, AANZFTA có sự tham gia của 12 nền kinh tế với hơn 600 triệu dân và tổng GDP lên tới 2,7 tỷ USD. Ngay trong giai đoạn đầu triển khai Hiệp định, 90% hàng hóa giao dịch giữa các nước ASEAN và Australia, New Zealand được miễn giảm thuế.
Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã hoàn toàn có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn thứ ba thế giới. ACFTA ra đời đã đưa hoạt động thương mại của ASEAN-Trung Quốc tăng lên tới 26%/năm.
Tại phiên đ ối thoại ASEAN-Ấn Độ, nhà lãnh đạo đã khuyến khích việc khôi phục lại hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ và Hội nghị thượng đỉnh các doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ nhằm củng cố mạng lưới doanh nghiệp và mở rộng những cơ hội kinh doanh, cùng hướng tới mục tiêu sẽ đạt 70 tỷ USD trong vòng hai năm tới.
Phiên đối thoại ASEAN-Nhật Bản tập trung đóng góp xây dựng một Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN và một Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN. Đây là những bước đi hiện thực hóa Hiệp định khung về Hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản.
ASEAN và Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện những hiệp định thương mại hàng hóa, đầu tư và dịch vụ dựa trên Hiệp định khung về hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc. Từ khi hiệp định có hiệu lực, tổng giá trị của các hoạt động thương mại giữa hai bên đã lên tới gần 96 tỷ USD và mục tiêu đề ra là tăng lên tới 150 tỷ USD vào năm 2015.
Đối thoại giữa ASEAN-Liên bang Nga lần này hướng tới thúc đẩy các hoạt động thương mại, hợp tác phát triển, giao lưu kinh tế song phương và đa phương giữa Liên bang Nga và các nước ASEAN.
Trước đó, tối 27/10, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) tổ chức trao Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) lần thứ 3.
Với các tiêu chí để trao giải là tăng trưởng; đổi mới; tạo công ăn việc làm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có 23 doanh nghiệp lọt vào vòng chung kết (trong tổng số 65 doanh nghiệp tham gia).
Ban tổ chức đã trao giải nhất cho tám doanh nghiệp. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam có hai doanh nghiệp đoạt giải nhất là Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) trong lĩnh vực đổi mới và Công ty phát triển nhà Thủ Đức trong lĩnh vực tăng trưởng./.
Với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu là các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam, các nước ASEAN và các nước đối tác, Hội nghị đã thành công tốt đẹp hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường thương mại và đầu tư hiệu quả trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và các nước đối tác.
Chương trình nghị sự với sự tham gia của nhiều diễn giả đã tập trung trình bày về triển vọng kinh tế trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra những giải pháp trong tương lai cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực ASEAN. Hội nghị còn đề cập đến những chính sách được hoạch định cấp ASEAN, khả năng cạnh tranh và mức độ chuẩn bị của các doanh nghiệp, hợp tác của các bên liên quan.
Trong phiên họp về khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực ASEAN, các đại biểu tham dự đã phân tích lợi thế so sánh của các doanh nghiệp ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ - một bộ phận tham gia đóng góp vào GDP của các nước ASEAN khá lớn và đang không ngừng mở rộng.
Với chủ đề "Doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực phát triển của kinh tế ASEAN," các đại biểu tham dự phiên họp “Động cơ tăng trưởng của ASEAN” đã chia sẻ những thành công của họ và đưa ra những ý tưởng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng và thuận lợi hóa các hoạt động dịch vụ và đầu tư trong khu vực.
Tại hội nghị, Việt Nam đã trình bày về ý tưởng thành lập Trung tâm thương mại ASEAN tại Việt Nam với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hội nhập trong ASEAN. Việt Nam cũng mong muốn Trung tâm sẽ trở thành nơi trao đổi, hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp ASEAN cùng hướng tới mục tiêu hội nhập ổn định và bền vững. Ý tưởng này của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đại biểu các nước ASEAN và đối tác. Trung tâm thương mại ASEAN tại Việt Nam sẽ là Trung tâm thứ hai được thành lập sau Malaysia.
Tại các phiên đối thoại, doanh nghiệp ASEAN và các nước đối thoại có thêm những hiểu biết về triển vọng, tiềm năng có thể được khai thác và các thành quả đã đạt được trong quá trình hợp tác.
Đối thoại ASEAN-Australia-New Zealand khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác để thực hiện hiệu quả Hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, AANZFTA có sự tham gia của 12 nền kinh tế với hơn 600 triệu dân và tổng GDP lên tới 2,7 tỷ USD. Ngay trong giai đoạn đầu triển khai Hiệp định, 90% hàng hóa giao dịch giữa các nước ASEAN và Australia, New Zealand được miễn giảm thuế.
Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã hoàn toàn có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn thứ ba thế giới. ACFTA ra đời đã đưa hoạt động thương mại của ASEAN-Trung Quốc tăng lên tới 26%/năm.
Tại phiên đ ối thoại ASEAN-Ấn Độ, nhà lãnh đạo đã khuyến khích việc khôi phục lại hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ và Hội nghị thượng đỉnh các doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ nhằm củng cố mạng lưới doanh nghiệp và mở rộng những cơ hội kinh doanh, cùng hướng tới mục tiêu sẽ đạt 70 tỷ USD trong vòng hai năm tới.
Phiên đối thoại ASEAN-Nhật Bản tập trung đóng góp xây dựng một Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN và một Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN. Đây là những bước đi hiện thực hóa Hiệp định khung về Hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản.
ASEAN và Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện những hiệp định thương mại hàng hóa, đầu tư và dịch vụ dựa trên Hiệp định khung về hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc. Từ khi hiệp định có hiệu lực, tổng giá trị của các hoạt động thương mại giữa hai bên đã lên tới gần 96 tỷ USD và mục tiêu đề ra là tăng lên tới 150 tỷ USD vào năm 2015.
Đối thoại giữa ASEAN-Liên bang Nga lần này hướng tới thúc đẩy các hoạt động thương mại, hợp tác phát triển, giao lưu kinh tế song phương và đa phương giữa Liên bang Nga và các nước ASEAN.
Trước đó, tối 27/10, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) tổ chức trao Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) lần thứ 3.
Với các tiêu chí để trao giải là tăng trưởng; đổi mới; tạo công ăn việc làm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có 23 doanh nghiệp lọt vào vòng chung kết (trong tổng số 65 doanh nghiệp tham gia).
Ban tổ chức đã trao giải nhất cho tám doanh nghiệp. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam có hai doanh nghiệp đoạt giải nhất là Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) trong lĩnh vực đổi mới và Công ty phát triển nhà Thủ Đức trong lĩnh vực tăng trưởng./.
Hoàng Vân (TTYXVN/Vietnam+)