Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã kết thúc ngày 15/6 tại thủ đô Astana (Kazakhstan) với việc ra Tuyên bố chung khẳng định sau 10 năm thành lập, SCO hiện đã trở thành một cơ chế hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.
Tuyên bố nêu rõ mức độ tin cậy cao là cơ sở để SCO thông qua các quyết định chung về những hoạt động quan trọng nhất của tổ chức này, góp phần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực. SCO đã thiết lập được quan hệ hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực an ninh, chống khủng bố, ly khai và cực đoan, ma túy và tội phạm có tổ chức.
Tuyên bố nhấn mạnh SCO ủng hộ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nhiều bên về hợp tác kinh tế-xã hội, văn hóa-nhân đạo, khoa học-kỹ thuật, y tế, du lịch, thể thao và bảo vệ môi trường.
SCO chủ trương mở rộng hợp tác với các nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan cùng hai nước đối tác-đối thoại Belarus và Sri Lanka, đẩy mạnh tiếp xúc với Cộng đồng các quốc gia độc lập, Cộng đồng kinh tế Âu-Á, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể và Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN).
Tuyên bố nêu rõ SCO phản đối mọi hành động đơn phương tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, coi các kế hoạch tương tự của phương Tây là mối đe dọa an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược.
SCO ủng hộ biến Trung Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột tại các nước Arập trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của họ, kêu gọi các bên liên quan chấm dứt ngay cuộc xung đột vũ trang tại Libya, thực hiện nghiêm chỉnh hai nghị quyết 1970 và 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
SCO bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi; ủng hộ việc nhanh chóng lập lại ổn định khu vực. SCO bác bỏ mọi giải pháp quân sự tại Afghanistan, coi trọng việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội tại quốc gia Trung Á này và thực hiện các dự án tái thiết kinh tế Afghanistan.
Ngoài Tuyên bố Astana, Hội nghị cũng đã chuẩn y sách lược và chương trình chống khủng bố của SCO thời kỳ 2011-2016, ký văn bản về điều kiện kết nạp thành viên mới và hiệp định hợp tác trong lĩnh vực y tế.
SCO hiện có sáu nước thành viên gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, bốn nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan cùng hai nước đối tác-đối thoại là Belarus và Sri Lanka./.
Tuyên bố nêu rõ mức độ tin cậy cao là cơ sở để SCO thông qua các quyết định chung về những hoạt động quan trọng nhất của tổ chức này, góp phần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực. SCO đã thiết lập được quan hệ hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực an ninh, chống khủng bố, ly khai và cực đoan, ma túy và tội phạm có tổ chức.
Tuyên bố nhấn mạnh SCO ủng hộ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nhiều bên về hợp tác kinh tế-xã hội, văn hóa-nhân đạo, khoa học-kỹ thuật, y tế, du lịch, thể thao và bảo vệ môi trường.
SCO chủ trương mở rộng hợp tác với các nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan cùng hai nước đối tác-đối thoại Belarus và Sri Lanka, đẩy mạnh tiếp xúc với Cộng đồng các quốc gia độc lập, Cộng đồng kinh tế Âu-Á, Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể và Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN).
Tuyên bố nêu rõ SCO phản đối mọi hành động đơn phương tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, coi các kế hoạch tương tự của phương Tây là mối đe dọa an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược.
SCO ủng hộ biến Trung Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột tại các nước Arập trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của họ, kêu gọi các bên liên quan chấm dứt ngay cuộc xung đột vũ trang tại Libya, thực hiện nghiêm chỉnh hai nghị quyết 1970 và 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
SCO bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi; ủng hộ việc nhanh chóng lập lại ổn định khu vực. SCO bác bỏ mọi giải pháp quân sự tại Afghanistan, coi trọng việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội tại quốc gia Trung Á này và thực hiện các dự án tái thiết kinh tế Afghanistan.
Ngoài Tuyên bố Astana, Hội nghị cũng đã chuẩn y sách lược và chương trình chống khủng bố của SCO thời kỳ 2011-2016, ký văn bản về điều kiện kết nạp thành viên mới và hiệp định hợp tác trong lĩnh vực y tế.
SCO hiện có sáu nước thành viên gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, bốn nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan cùng hai nước đối tác-đối thoại là Belarus và Sri Lanka./.
(TTXVN/Vietnam+)