Hội nghị Nga-Mỹ có thể bàn về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân

Ông Trump đang băn khoăn về các vũ khí hạt nhân, luôn suy ngẫm loại bỏ những vũ khí này, song cũng kêu gọi tăng năng lực quân sự của Washington và khoe khoang "nút" hạt nhân của mình.
Hội nghị Nga-Mỹ có thể bàn về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

AP đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng đang băn khoăn về các vũ khí hạt nhân; luôn suy ngẫm việc loại bỏ những vũ khí này, song cũng kêu gọi tăng cường năng lực quân sự của Washington và khoe khoang "nút" hạt nhân của mình.

Hồi tháng Ba vừa qua, khi dự đoán trước cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin về chủ đề này, ông Trump thẳng thắn nói rằng một cuộc chạy đua vũ trang "đang vượt ngoài tầm kiểm soát" và ông sẽ không bao giờ cho phép bất cứ nước nào sở hữu vũ khí "tương đương với những gì chúng tôi có," mặc dù Nga đã làm được điều đó.

Vậy những bản năng có vẻ cạnh tranh này sẽ diễn ra trong cuộc đối thoại giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin vào ngày 16/7 tới, tại thủ đô Helsinki của Phần Lan có khả năng ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến định hướng chính sách quốc phòng Mỹ.

[Mỹ: Thỏa thuận tốt nhất với Nga là thế giới không có vũ khí hạt nhân]

Hôm 12/7 vừa qua, khi được một phóng viên hỏi liệu ông có nêu những nghi ngờ bấy lâu của Mỹ rằng Nga đang vi phạm hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh hay không và liệu ông có ủng hộ việc gia hạn một hiệp ước riêng rẽ mà mình từng chỉ trích là bất lợi cho Mỹ hay không, Tổng thống Trump đã đáp: "Có."

Đây là dấu hiệu công khai đầu tiên cho thấy ông muốn gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021.

Sau đó, hôm 13/7 vừa qua, Tổng thống Trump đã bóng gió rằng "nếu chúng ta có khả năng làm điều gì đó về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân thì đây sẽ là một thành tựu to lớn."

Giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí Daryl Kimball cho rằng hai Tổng thống Trump và Putin có khả năng chỉ thị cho các phụ tá bắt đầu chính thức làm việc về việc gia hạn 5 năm đối với hiệp ước New START, theo đó sẽ không đòi hỏi việc tái thương lượng các điều khoản hay sự phê chuẩn từ các cơ quan lập pháp của chính phủ mỗi nước./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục