Hội nghị lần thứ 36 của Liên hiệp hội Kính và Thủy tinh Đông Nam Á (AFGM) đã chính thức khai mạc vào sáng 25/9, tại Hà Nội.
Gần 300 đại biểu là các nhà sản xuất, gia công, cung cấp nguyên liệu, thiết bị, công nghệ thủy tinh đến từ 20 quốc gia trên thế giới tới tham dự sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp kính và thủy tinh khối các nước ASEAN. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị thường niên này, với chủ đề “Thủy tinh vì một cuộc sống xanh và an toàn hơn” đã nhận được sự thống nhất và ủng hộ từ nhiều nước trong khu vực.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu như hiện nay, việc phát triển xanh và bền vững trở thành xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Vì lẽ đó, việc ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu xanh, trong đó có thủy tinh cần được ưu tiên, khuyến khích.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị mong muốn, thông qua hội nghị lần này, các hiệp hội thành viên của AFGM có thể thống nhất một chương trình phối hợp hành động cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này, đồng thời góp phần định hướng cho việc phát triển công nghệ, sản phẩm của ngành vì một cuộc sống thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Trong chương trình hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất kính, cũng như tìm ra các phương thức hoạt động hiệu quả hơn nữa cho AFGM nói chung và các Hiệp hội thành viên nói riêng nhằm thúc đẩy cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Theo đánh giá chung của AFGM, với việc áp dụng các công nghệ mới hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ thủy tinh có các đặc tính nổi trội với độ bền chắc, an toàn và khả năng chịu nhiệt, cách âm cao... trở thành vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Ngoài ra do dễ tái sử dụng nên thủy tinh được đánh giá là dạng vật liệu thân thiện với môi trường.
Hiệp hội và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass) là thành viên trẻ nhất gia nhập AFGM từ năm 2009. Tại Việt Nam, đến thời điểm này, cả nước có 8 nhà máy sản xuất kính với tổng công suất thiết kế đạt 2.650 tấn/ngày, tương đương 188 triệu m2 kính tiêu chuẩn mỗi năm. Trong số này, chủ yếu là các nhà máy sản xuất kính nổi, kính xây dựng và kính làm pin mặt trời. Thị trường Việt Nam đang cho thấy tiềm năng phát triển lớn khi có tới 95% sản lượng kính sản xuất hàng năm được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Hội nghị AFGM diễn ra đến ngày 27/9./.
Gần 300 đại biểu là các nhà sản xuất, gia công, cung cấp nguyên liệu, thiết bị, công nghệ thủy tinh đến từ 20 quốc gia trên thế giới tới tham dự sự kiện quan trọng của ngành công nghiệp kính và thủy tinh khối các nước ASEAN. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị thường niên này, với chủ đề “Thủy tinh vì một cuộc sống xanh và an toàn hơn” đã nhận được sự thống nhất và ủng hộ từ nhiều nước trong khu vực.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu như hiện nay, việc phát triển xanh và bền vững trở thành xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Vì lẽ đó, việc ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu xanh, trong đó có thủy tinh cần được ưu tiên, khuyến khích.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị mong muốn, thông qua hội nghị lần này, các hiệp hội thành viên của AFGM có thể thống nhất một chương trình phối hợp hành động cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này, đồng thời góp phần định hướng cho việc phát triển công nghệ, sản phẩm của ngành vì một cuộc sống thân thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Trong chương trình hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất kính, cũng như tìm ra các phương thức hoạt động hiệu quả hơn nữa cho AFGM nói chung và các Hiệp hội thành viên nói riêng nhằm thúc đẩy cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Theo đánh giá chung của AFGM, với việc áp dụng các công nghệ mới hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ thủy tinh có các đặc tính nổi trội với độ bền chắc, an toàn và khả năng chịu nhiệt, cách âm cao... trở thành vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại. Ngoài ra do dễ tái sử dụng nên thủy tinh được đánh giá là dạng vật liệu thân thiện với môi trường.
Hiệp hội và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass) là thành viên trẻ nhất gia nhập AFGM từ năm 2009. Tại Việt Nam, đến thời điểm này, cả nước có 8 nhà máy sản xuất kính với tổng công suất thiết kế đạt 2.650 tấn/ngày, tương đương 188 triệu m2 kính tiêu chuẩn mỗi năm. Trong số này, chủ yếu là các nhà máy sản xuất kính nổi, kính xây dựng và kính làm pin mặt trời. Thị trường Việt Nam đang cho thấy tiềm năng phát triển lớn khi có tới 95% sản lượng kính sản xuất hàng năm được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Hội nghị AFGM diễn ra đến ngày 27/9./.
Hoàng Tùng (TTXVN)