Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao Lào-Thái Lan-Việt Nam về Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) (phần phía Đông) đã được tổ chức ngày 18/5, tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị) - thành phố đầu tiên thuộc phần lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với Lào trên EWEC.
Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam, chủ trì hội nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bounkeut Sansomsak dẫn đầu đoàn Lào và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Thái Lan Jullapong Nonsrichai dẫn đầu đoàn Thái Lan tham dự Hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh của ba nước nằm trên EWEC, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
EWEC là một trong ba sáng kiến về Hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) do ADB và Nhật Bản khởi xướng, đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia GMS lần thứ 8, tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương trình hành động Hà Nội tháng 12/1998.
Hành lang kinh tế này chạy qua một khu vực rộng lớn, đầy tiềm năng của bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, kết nối hai biển quốc tế là Andaman và Biển Đông.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 4 (tháng 12/2011), các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của các hành lang đối với sự phát triển của tiểu vùng trong khung chiến lược GMS 2012-2020.
Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao ba nước về Hành lang kinh tế Đông-Tây là sáng kiến tạo kênh đối thoại và phối hợp giữa ba nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của hành lang kinh tế quan trọng này. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của ba nước Lào, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các tỉnh dọc hành lang.
Tại Hội nghị tổ chức tại thành phố Đông Hà ngày 18/5, các đoàn của ba nước đã tập trung thảo luận về những tiến triển và thách thức trong việc thực thi Hiệp định vận tải xuyên biên giới GMS tại EWEC; thảo luận về việc thực hiện các cam kết đã ký, các chính sách và biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hành EWEC được thực sự thông suốt; đề xuất với chính phủ các nước trong khu vực tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, qua đó thúc đẩy sự phát triển của Hành lang kinh tế này.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đánh giá cao sự tham dự của đại diện các đối tác phát triển chủ yếu của Hành lang Kinh tế Đông-Tây là Đại sứ quán Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Hội nghị lần này.
Điều này thể hiện cam kết lâu dài và vai trò tích cực của Chính phủ Nhật Bản và các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong việc tiếp tục thúc đẩy hành lang kinh tế Đông-Tây trong thời gian tới.
Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố chung, trong đó ghi nhận sau một thập kỷ phát triển, EWEC đã đạt được nhiều mục tiêu hạ tầng. Chiến lược và kế hoạch hành động EWEC thống nhất năm 2009 đã và đang được thực hiện với những kết quả cụ thể; nhiều dự án cơ sở hạ tầng, du lịch, môi trường và xã hội đã được hoàn thiện hoặc đang trong quá trình triển khai.
Ba nước đã nỗ lực trong việc tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại dọc EWEC; ghi nhận những đóng góp quan trọng của EWEC đối với vùng trong những năm qua, đặc biệt trong tăng cường kết nối khu vực, giảm thời gian và chi phí đi lại, tăng cường thương mại và đầu tư trong vùng...
Hội nghị cũng nhất trí rằng mặc dù có một số tiến triển, nhưng EWEC vẫn chưa đem lại các lợi ích như mong đợi. Đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong khu vực còn hạn chế; vẫn còn nhiều rào cản đối với việc vận chuyển hàng hóa và hành khách dọc tuyến hành lang.
Các đoàn chỉ ra những vấn đề khó khăn cần được xử lý ngay như về cơ sở hạ tầng còn thiếu; về khung pháp lý; về sự chậm trễ và nhiều thủ tục giấy tờ tại cửa khẩu; quyền lưu thông, vận chuyển hành khách; hệ thống quá cảnh hải quan; việc áp dụng các quy định dọc hành lang còn chưa thống nhất,...
Trên cơ sở những khó khăn này, Hội nghị đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ nhằm sử dụng hiệu quả tối đa EWEC, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Hội nghị cũng kêu gọi các đối tác phát triển và khu vực tư nhân tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ với các nước EWEC trong việc phát triển EWEC và giải quyết các khó khăn và thách thức hiện tại.
Để nâng cao sự phối hợp giữa các nước trong EWEC, hội nghị nhất trí tổ chức Hội nghị thường niên các Thứ trưởng Ngoại giao theo thứ tự luân phiên. Hội nghị cũng thống nhất thiết lập cơ chế đối thoại hợp tác giữa ba tỉnh Mucdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào) và Quảng Trị (Việt Nam).
Dự kiến cuộc họp đầu tiên giữa ba tỉnh này sẽ được tổ chức vào cuối năm 2012 tại Mucdahan./.
Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam, chủ trì hội nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Bounkeut Sansomsak dẫn đầu đoàn Lào và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Thái Lan Jullapong Nonsrichai dẫn đầu đoàn Thái Lan tham dự Hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh của ba nước nằm trên EWEC, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
EWEC là một trong ba sáng kiến về Hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) do ADB và Nhật Bản khởi xướng, đã được thảo luận và thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia GMS lần thứ 8, tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương trình hành động Hà Nội tháng 12/1998.
Hành lang kinh tế này chạy qua một khu vực rộng lớn, đầy tiềm năng của bốn quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, kết nối hai biển quốc tế là Andaman và Biển Đông.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 4 (tháng 12/2011), các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của các hành lang đối với sự phát triển của tiểu vùng trong khung chiến lược GMS 2012-2020.
Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao ba nước về Hành lang kinh tế Đông-Tây là sáng kiến tạo kênh đối thoại và phối hợp giữa ba nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của hành lang kinh tế quan trọng này. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của ba nước Lào, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các tỉnh dọc hành lang.
Tại Hội nghị tổ chức tại thành phố Đông Hà ngày 18/5, các đoàn của ba nước đã tập trung thảo luận về những tiến triển và thách thức trong việc thực thi Hiệp định vận tải xuyên biên giới GMS tại EWEC; thảo luận về việc thực hiện các cam kết đã ký, các chính sách và biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hành EWEC được thực sự thông suốt; đề xuất với chính phủ các nước trong khu vực tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, qua đó thúc đẩy sự phát triển của Hành lang kinh tế này.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đánh giá cao sự tham dự của đại diện các đối tác phát triển chủ yếu của Hành lang Kinh tế Đông-Tây là Đại sứ quán Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Hội nghị lần này.
Điều này thể hiện cam kết lâu dài và vai trò tích cực của Chính phủ Nhật Bản và các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong việc tiếp tục thúc đẩy hành lang kinh tế Đông-Tây trong thời gian tới.
Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố chung, trong đó ghi nhận sau một thập kỷ phát triển, EWEC đã đạt được nhiều mục tiêu hạ tầng. Chiến lược và kế hoạch hành động EWEC thống nhất năm 2009 đã và đang được thực hiện với những kết quả cụ thể; nhiều dự án cơ sở hạ tầng, du lịch, môi trường và xã hội đã được hoàn thiện hoặc đang trong quá trình triển khai.
Ba nước đã nỗ lực trong việc tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại dọc EWEC; ghi nhận những đóng góp quan trọng của EWEC đối với vùng trong những năm qua, đặc biệt trong tăng cường kết nối khu vực, giảm thời gian và chi phí đi lại, tăng cường thương mại và đầu tư trong vùng...
Hội nghị cũng nhất trí rằng mặc dù có một số tiến triển, nhưng EWEC vẫn chưa đem lại các lợi ích như mong đợi. Đầu tư cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong khu vực còn hạn chế; vẫn còn nhiều rào cản đối với việc vận chuyển hàng hóa và hành khách dọc tuyến hành lang.
Các đoàn chỉ ra những vấn đề khó khăn cần được xử lý ngay như về cơ sở hạ tầng còn thiếu; về khung pháp lý; về sự chậm trễ và nhiều thủ tục giấy tờ tại cửa khẩu; quyền lưu thông, vận chuyển hành khách; hệ thống quá cảnh hải quan; việc áp dụng các quy định dọc hành lang còn chưa thống nhất,...
Trên cơ sở những khó khăn này, Hội nghị đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ nhằm sử dụng hiệu quả tối đa EWEC, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Hội nghị cũng kêu gọi các đối tác phát triển và khu vực tư nhân tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ với các nước EWEC trong việc phát triển EWEC và giải quyết các khó khăn và thách thức hiện tại.
Để nâng cao sự phối hợp giữa các nước trong EWEC, hội nghị nhất trí tổ chức Hội nghị thường niên các Thứ trưởng Ngoại giao theo thứ tự luân phiên. Hội nghị cũng thống nhất thiết lập cơ chế đối thoại hợp tác giữa ba tỉnh Mucdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào) và Quảng Trị (Việt Nam).
Dự kiến cuộc họp đầu tiên giữa ba tỉnh này sẽ được tổ chức vào cuối năm 2012 tại Mucdahan./.
Dương Vương Lợi (TTXVN)