Ngày 20/3, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEO 47) đang diễn ra Hà Nội đã ra tuyên bố chung “SEAMEO hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển của khu vực.”
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á]
Hội đồng SEAMEO cũng đã phê chuẩn các Chiến lược khu vực nhằm tăng cường sự hợp tác của SEAMEO trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực Đông Nam Á và việc gia nhập của Vương quốc Anh như là một quốc gia thành viên liên kết của SEAMEO.
Theo Tuyên bố chung SEAMEO, Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á đã nhất trí về sự cần thiết phải thiết lập một mối quan hệ hợp tác chiến lược và huy động năng lực chuyên môn và các nguồn lực của các Trung tâm khu vực SEAMEO đạt được những mục tiêu giáo dục quốc gia của mình, đồng thời góp phần đạt được các mục tiêu phát triển khu vực.
SEAMEO nhận thức được rằng nhu cầu luôn biến đổi của thị trường lao động và sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu đã và đang đặt ra những thách thức to lớn cho khu vực Đông Nam Á trong việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh trạnh của nguồn nhân lực của mình.
Để ứng phó với những thách thức này, SEAMEO tin tưởng mạnh mẽ rằng các chiến lược khu vực cần phải hướng tới việc đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên và đồng thời phải đạt được mục tiêu hội nhập vì sự phát triển của khu vực.
Với 47 năm kinh nghiệm về hợp tác khu vực kể từ năm 1965, SEAMEO sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ liên minh chiến lược, hợp tác khu vực và tổ chức các diễn đàn đối thoại nhằm hướng tới một khu vực Đông Nam Á hội nhập hơn, phát triển hơn và năng động hơn.
Hội đồng SEAMEO đã xác định sáu nội dung công tác trong thời gian tới.
Thứ nhất, SEAMEO sẽ thiết kế và triển khai các chương trình sáng tạo, có tính bền vững và bao quát nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, liên quốc gia và đa diện của khu vực hướng tới Tầm nhìn Vàng SEAMEO. SEAMEO sẽ tổ chức những diễn đàn tiên phong mang tính phương pháp luận của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục để đưa ra các chính sách hiệu quả và những giải pháp mang tính dự báo. Những diễn đàn như vậy sẽ nhằm hướng tới thu hẹp sự chênh lệch về phát triển trong khu vực.
Thứ hai, SEAMEO cùng với chính phủ các nước trong khu vực và các đối tác phát triển khu vực và quốc tế sẽ tiến hành mở rộng hơn nữa những sáng kiến về giáo dục cơ bản, từ đó rút ngắn thời gian đạt được các mục tiêu giáo dục cấp quốc gia và khu vực đề ra trong Chương trình Giáo dục cho mọi người (EFA) và trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). SEAMEO sẽ tận dụng khái niệm một thế giới không biên giới để thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác chính thức và sẻ chia nguồn kiến thức.
Thứ ba, SEAMEO sẽ phối hợp với ASEAN để giải quyết sự không tương thích giữa các chuẩn về học thuật về chuyên môn, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn chung cho khu vực bằng việc tạo lập Khung chương trình Văn bằng Quốc gia, Khung chương trình này thể hiện yêu cầu trình độ tối thiểu, các chỉ số đánh giá và trình độ kỳ vọng cho tất cả các cấp đào tạo. SEAMEO sẽ hỗ trợ Mạng lưới đại học ASEAN và sẽ tăng cường các chương trình trao đổi sinh viên và chuyên gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, SEAMEO cũng sẽ khuyến khích thiết lập các cơ chế để thực hiện chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.
Thứ tư, SEAMEO sẽ quảng bá thương hiệu về chất lượng của mình để có được sự tín nhiệm cao của các khách hàng, thu hút sự hỗ trợ rộng rãi hơn từ các đối tác và mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực và thế giới. SEAMEO sẽ nâng cao năng lực cho các Trung tâm khu vực SEAMEO để có thể dự đoán được các xu hướng phát triển và thiết kế các chương trình một cách phù hợp. Các Trung tâm khu vực SEAMEO sẽ chia sẻ kiến thức chuyên môn và tập hợp các nguồn lực của mình để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nguồn nhân lực của khu vực.
Thứ năm, SEAMEO sẽ hợp tác với ASEAN trong việc giải quyết những vấn đề cùng quan tâm. SEAMEO và ASEAN sẽ khuyến khích hỗ trợ và thiết kế những sáng kiến chung tương thích với các mục tiêu và ưu tiên của các Đối tác đối thoại. Các trung tâm khu vực SEAMEO cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa những mục tiêu khu vực chung của SEAMEO và ASEAN.
Cuối cùng, nhằm đóng góp xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á năng động hơn, bền vững hơn và hội nhập hơn, SEAMEO sẽ hướng tới những giá trị cốt lõi là tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, đề cao trách nhiệm đối với môi trường và thực hiện tốt quyền công dân trong quá trình hợp tác chiến lược của mình.
Cùng ngày, trong khuôn khổ các Hội nghị Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO), Diễn đàn chính sách mang chủ đề "Học tập suốt đời - Chính sách và viễn cảnh" đã được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược và chính sách học tập suốt đời ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước châu Âu cũng như quốc tế và cùng nhau tìm ra những giải pháp khả thi thúc đẩy học tập suốt đời - phương thức học tập hiện đại của thế kỷ XXI.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nêu ra những thông tin quan trọng liên quan đến chính sách cũng như viễn cảnh về phát triển học tập suốt đời. Trong đó, nhiều ý kiến thu hút sự quan tâm chú ý như tiến sỹ Claus Holm - Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục về Học tập suốt đời của ASEM đặt tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) với báo cáo về "Cách tiếp cận học tập suốt đời ở các quốc gia Bắc Âu."./.
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á]
Hội đồng SEAMEO cũng đã phê chuẩn các Chiến lược khu vực nhằm tăng cường sự hợp tác của SEAMEO trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực Đông Nam Á và việc gia nhập của Vương quốc Anh như là một quốc gia thành viên liên kết của SEAMEO.
Theo Tuyên bố chung SEAMEO, Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á đã nhất trí về sự cần thiết phải thiết lập một mối quan hệ hợp tác chiến lược và huy động năng lực chuyên môn và các nguồn lực của các Trung tâm khu vực SEAMEO đạt được những mục tiêu giáo dục quốc gia của mình, đồng thời góp phần đạt được các mục tiêu phát triển khu vực.
SEAMEO nhận thức được rằng nhu cầu luôn biến đổi của thị trường lao động và sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu đã và đang đặt ra những thách thức to lớn cho khu vực Đông Nam Á trong việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh trạnh của nguồn nhân lực của mình.
Để ứng phó với những thách thức này, SEAMEO tin tưởng mạnh mẽ rằng các chiến lược khu vực cần phải hướng tới việc đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên và đồng thời phải đạt được mục tiêu hội nhập vì sự phát triển của khu vực.
Với 47 năm kinh nghiệm về hợp tác khu vực kể từ năm 1965, SEAMEO sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ liên minh chiến lược, hợp tác khu vực và tổ chức các diễn đàn đối thoại nhằm hướng tới một khu vực Đông Nam Á hội nhập hơn, phát triển hơn và năng động hơn.
Hội đồng SEAMEO đã xác định sáu nội dung công tác trong thời gian tới.
Thứ nhất, SEAMEO sẽ thiết kế và triển khai các chương trình sáng tạo, có tính bền vững và bao quát nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, liên quốc gia và đa diện của khu vực hướng tới Tầm nhìn Vàng SEAMEO. SEAMEO sẽ tổ chức những diễn đàn tiên phong mang tính phương pháp luận của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục để đưa ra các chính sách hiệu quả và những giải pháp mang tính dự báo. Những diễn đàn như vậy sẽ nhằm hướng tới thu hẹp sự chênh lệch về phát triển trong khu vực.
Thứ hai, SEAMEO cùng với chính phủ các nước trong khu vực và các đối tác phát triển khu vực và quốc tế sẽ tiến hành mở rộng hơn nữa những sáng kiến về giáo dục cơ bản, từ đó rút ngắn thời gian đạt được các mục tiêu giáo dục cấp quốc gia và khu vực đề ra trong Chương trình Giáo dục cho mọi người (EFA) và trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). SEAMEO sẽ tận dụng khái niệm một thế giới không biên giới để thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác chính thức và sẻ chia nguồn kiến thức.
Thứ ba, SEAMEO sẽ phối hợp với ASEAN để giải quyết sự không tương thích giữa các chuẩn về học thuật về chuyên môn, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn chung cho khu vực bằng việc tạo lập Khung chương trình Văn bằng Quốc gia, Khung chương trình này thể hiện yêu cầu trình độ tối thiểu, các chỉ số đánh giá và trình độ kỳ vọng cho tất cả các cấp đào tạo. SEAMEO sẽ hỗ trợ Mạng lưới đại học ASEAN và sẽ tăng cường các chương trình trao đổi sinh viên và chuyên gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, SEAMEO cũng sẽ khuyến khích thiết lập các cơ chế để thực hiện chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.
Thứ tư, SEAMEO sẽ quảng bá thương hiệu về chất lượng của mình để có được sự tín nhiệm cao của các khách hàng, thu hút sự hỗ trợ rộng rãi hơn từ các đối tác và mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực và thế giới. SEAMEO sẽ nâng cao năng lực cho các Trung tâm khu vực SEAMEO để có thể dự đoán được các xu hướng phát triển và thiết kế các chương trình một cách phù hợp. Các Trung tâm khu vực SEAMEO sẽ chia sẻ kiến thức chuyên môn và tập hợp các nguồn lực của mình để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển nguồn nhân lực của khu vực.
Thứ năm, SEAMEO sẽ hợp tác với ASEAN trong việc giải quyết những vấn đề cùng quan tâm. SEAMEO và ASEAN sẽ khuyến khích hỗ trợ và thiết kế những sáng kiến chung tương thích với các mục tiêu và ưu tiên của các Đối tác đối thoại. Các trung tâm khu vực SEAMEO cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa những mục tiêu khu vực chung của SEAMEO và ASEAN.
Cuối cùng, nhằm đóng góp xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á năng động hơn, bền vững hơn và hội nhập hơn, SEAMEO sẽ hướng tới những giá trị cốt lõi là tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, đề cao trách nhiệm đối với môi trường và thực hiện tốt quyền công dân trong quá trình hợp tác chiến lược của mình.
Cùng ngày, trong khuôn khổ các Hội nghị Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO), Diễn đàn chính sách mang chủ đề "Học tập suốt đời - Chính sách và viễn cảnh" đã được tổ chức tại Hà Nội. Diễn đàn nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược và chính sách học tập suốt đời ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước châu Âu cũng như quốc tế và cùng nhau tìm ra những giải pháp khả thi thúc đẩy học tập suốt đời - phương thức học tập hiện đại của thế kỷ XXI.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nêu ra những thông tin quan trọng liên quan đến chính sách cũng như viễn cảnh về phát triển học tập suốt đời. Trong đó, nhiều ý kiến thu hút sự quan tâm chú ý như tiến sỹ Claus Holm - Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục về Học tập suốt đời của ASEM đặt tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) với báo cáo về "Cách tiếp cận học tập suốt đời ở các quốc gia Bắc Âu."./.
(TTXVN)