Ngày 24/9, Liên hợp quốc bắt đầu một hội nghị đặc biệt nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường hệ thống đa phương để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển bền vững trên toàn cầu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng đặc biệt với chủ đề: “Xây dựng tương lai chúng ta mong muốn” tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) Miloš Koterec cho biết thế giới đang đứng trước nhiều thách thức.
Trong số "những phát triển đáng thất vọng" năm 2012 đáng chú ý là tính đến quý 2/2012, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,8%, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009 và mối đe dọa mất ổn định xã hội lớn hơn bao giờ hết do "số lượng việc làm tốt" còn ít và tỷ lệ thất nghiệp cao; bất bình đẳng thu nhập tăng đáng kể ở phần lớn các nước giàu; giá lương thực tăng trở lại sau một thời gian dài giảm liên tục. Do đó, ECOSOC cần điều chỉnh toàn bộ các chương trình, phương pháp hoạt động, tham gia với các tổ chức khác và hướng tới phát triển bền vững.
Trong bài diễn văn đọc trước hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định một hệ thống đa phương mạnh phải có khả năng giải quyết các mối quan tâm trước mắt cũng như những thách thức phát triển bền vững rộng lớn từ nghèo đói, thất nghiệp cao và an ninh lương thực đến đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Ông Ban Ki-moon chỉ ra 5 thách thức mà ECOSOC có thể đóng góp quan trọng gồm một giải pháp phối hợp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu và hành động để tránh một cuộc suy thoái toàn cầu mới; tôn trọng các cam kết với thế giới đang phát triển của các nước tài trợ; đặt an ninh lương thực và dinh dưỡng thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của chương trình phát triển; tận dụng hầu hết "các cơ hội đã được đưa ra tại Hội nghị Rio+20, đặc biệt đối với tăng trưởng xanh toàn diện và khôi phục Vòng đàm phán Doha nhằm giảm bớt các rào cản thương mại quốc tế.
Với sự tham gia của các bộ trưởng của chính phủ các nước và các quan chức tương đương khác từ khắp nơi trên thế giới, Hội nghị cấp Bộ trưởng Đặc biệt sẽ tập trung thảo luận việc thành lập một nhóm chuyên gia và cuộc đối thoại liên kết hành động nhằm thúc đẩy hệ thống đa phương để phát triển bền vững và hội nhập tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường liên quan./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng đặc biệt với chủ đề: “Xây dựng tương lai chúng ta mong muốn” tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) Miloš Koterec cho biết thế giới đang đứng trước nhiều thách thức.
Trong số "những phát triển đáng thất vọng" năm 2012 đáng chú ý là tính đến quý 2/2012, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,8%, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2009 và mối đe dọa mất ổn định xã hội lớn hơn bao giờ hết do "số lượng việc làm tốt" còn ít và tỷ lệ thất nghiệp cao; bất bình đẳng thu nhập tăng đáng kể ở phần lớn các nước giàu; giá lương thực tăng trở lại sau một thời gian dài giảm liên tục. Do đó, ECOSOC cần điều chỉnh toàn bộ các chương trình, phương pháp hoạt động, tham gia với các tổ chức khác và hướng tới phát triển bền vững.
Trong bài diễn văn đọc trước hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định một hệ thống đa phương mạnh phải có khả năng giải quyết các mối quan tâm trước mắt cũng như những thách thức phát triển bền vững rộng lớn từ nghèo đói, thất nghiệp cao và an ninh lương thực đến đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Ông Ban Ki-moon chỉ ra 5 thách thức mà ECOSOC có thể đóng góp quan trọng gồm một giải pháp phối hợp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu và hành động để tránh một cuộc suy thoái toàn cầu mới; tôn trọng các cam kết với thế giới đang phát triển của các nước tài trợ; đặt an ninh lương thực và dinh dưỡng thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của chương trình phát triển; tận dụng hầu hết "các cơ hội đã được đưa ra tại Hội nghị Rio+20, đặc biệt đối với tăng trưởng xanh toàn diện và khôi phục Vòng đàm phán Doha nhằm giảm bớt các rào cản thương mại quốc tế.
Với sự tham gia của các bộ trưởng của chính phủ các nước và các quan chức tương đương khác từ khắp nơi trên thế giới, Hội nghị cấp Bộ trưởng Đặc biệt sẽ tập trung thảo luận việc thành lập một nhóm chuyên gia và cuộc đối thoại liên kết hành động nhằm thúc đẩy hệ thống đa phương để phát triển bền vững và hội nhập tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường liên quan./.
(TTXVN)