Hội nghị lần thứ 10 các nước ký hiệp ước về đa dạng sinh học (COP10) tại thành phố Nagoya của Nhật Bản đã bế mạc ngày 30/10 sau khi thông qua Nghị định thư Nagoya và Mục tiêu Aichi.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Ryu Matsumoto nhấn mạnh đây là kết quả của quá trình thương lượng và thỏa hiệp giữa đại biểu các nước tham dự hội nghị và Nhật Bản đã dốc toàn bộ tinh thần và sức lực vào việc đưa ra dự thảo nghị định thư và mục tiêu của hội nghị.
Nghị định thư Nagoya đặt mục tiêu chia sẻ công bằng lợi nhuận tính bằng tiền tệ và phi tiền tệ có được từ việc sử dụng các nguồn gen và kiến thức truyền thống của người bản xứ liên quan đến nguồn gen.
Theo nghị định thư này, các khoản lợi nhuận được chia sẻ dựa trên các thỏa thuận giữa các bên liên quan, việc tiếp cận các nguồn gen phải được tiến hành sau khi thông báo trước cho nước có nguồn gen đó và các nước thành viên của COP10 sẽ cân nhắc các cơ cấu khung cho việc chia sẻ lợi nhuận đa phương.
Các bên liên quan sẽ đặc biệt xem xét các tình huống khẩn cấp liên quan đến y tế để xác định có cho phép tiếp cận nhanh các nguồn gen hay không. Mỗi bên sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp và viện nghiên cứu không sử dụng các nguồn gen khi chưa có sự ủy quyền.
Trong khi đó, Mục tiêu Aichi yêu cầu hành động khẩn cấp, hiệu quả đến năm 2020 để ngăn chặn tổn thất đa dạng sinh học với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống phong phú của loài người.
Để đạt được mục tiêu chung này, Mục tiêu Aichi quy định cần bãi bỏ các khoản trợ cấp gây ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học; các chính phủ và doanh nghiệp cần phải hoạt động trong phạm vi mà môi trường tự nhiên có thể phục hồi; giảm tốc độ tổn thất của các khu vực sinh sống của động thực vật, trong đó có rừng, xuống gần mức 0, ít nhất cũng giảm 50%; bảo tồn có hiệu quả ít nhất 17% diện tích đất liền và 10% diện tích biển; tăng quỹ dành cho việc thực hiện Mục tiêu Aichi./.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Ryu Matsumoto nhấn mạnh đây là kết quả của quá trình thương lượng và thỏa hiệp giữa đại biểu các nước tham dự hội nghị và Nhật Bản đã dốc toàn bộ tinh thần và sức lực vào việc đưa ra dự thảo nghị định thư và mục tiêu của hội nghị.
Nghị định thư Nagoya đặt mục tiêu chia sẻ công bằng lợi nhuận tính bằng tiền tệ và phi tiền tệ có được từ việc sử dụng các nguồn gen và kiến thức truyền thống của người bản xứ liên quan đến nguồn gen.
Theo nghị định thư này, các khoản lợi nhuận được chia sẻ dựa trên các thỏa thuận giữa các bên liên quan, việc tiếp cận các nguồn gen phải được tiến hành sau khi thông báo trước cho nước có nguồn gen đó và các nước thành viên của COP10 sẽ cân nhắc các cơ cấu khung cho việc chia sẻ lợi nhuận đa phương.
Các bên liên quan sẽ đặc biệt xem xét các tình huống khẩn cấp liên quan đến y tế để xác định có cho phép tiếp cận nhanh các nguồn gen hay không. Mỗi bên sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp và viện nghiên cứu không sử dụng các nguồn gen khi chưa có sự ủy quyền.
Trong khi đó, Mục tiêu Aichi yêu cầu hành động khẩn cấp, hiệu quả đến năm 2020 để ngăn chặn tổn thất đa dạng sinh học với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống phong phú của loài người.
Để đạt được mục tiêu chung này, Mục tiêu Aichi quy định cần bãi bỏ các khoản trợ cấp gây ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học; các chính phủ và doanh nghiệp cần phải hoạt động trong phạm vi mà môi trường tự nhiên có thể phục hồi; giảm tốc độ tổn thất của các khu vực sinh sống của động thực vật, trong đó có rừng, xuống gần mức 0, ít nhất cũng giảm 50%; bảo tồn có hiệu quả ít nhất 17% diện tích đất liền và 10% diện tích biển; tăng quỹ dành cho việc thực hiện Mục tiêu Aichi./.
(TTXVN/Vietnam+)