Ngày 5/12, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17), đang diễn ra ở Durban, Nam Phi, đã bước sang ngày làm việc, thảo luận thứ sáu, nhưng vẫn còn nhiều bất đồng giữa các nhóm nước thành viên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) về giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto, trong khi thời kỳ đầu của Nghị định thư này sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Tại hội nghị lần này, Liên minh châu Âu (EU) muốn xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới, mang tính toàn diện và bắt đầu thực hiện từ năm 2015, trong đó đề nghị tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển, cần thực hiện những cam kết về cắt giảm khí thải.
Đây là điểm nổi bật từ khi hội nghị COP 17 khai mạc đến nay. Trong giai đoạn này, một số thỏa thuận giữa các nhóm nước sẽ đóng vai trò chuyển tiếp để tiến tới thỏa thuận tổng thể mang tính toàn cầu sau năm 2015.
Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình của nhiều nước thuộc Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc. Theo ý kiến của G77 và Trung Quốc, các cam kết cần dựa trên Nghị định thư Kyoto và các thỏa thuận tại các Hội nghị về biến đổi khí hậu trước đây, nhất là Hội nghị Copenhangen ở Đan Mạch (COP 15) và Hội nghị Cancun ở Mexico (COP 16).
Đặc biệt tại COP 17, các quốc gia và vùng lãnh thổ cần tập trung xây dựng giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto hơn là xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới về đối phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Trưởng đoàn Trung Quốc tại COP 17 cho biết nước này đồng ý sẽ thảo luận về cắt giảm khí thải sau năm 2020.
Về vấn đề giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển và phát triển: mặc dù hai nội dung được thảo luận tại các phiên họp ở Durban, nhưng nhiều nước cho rằng các qui định bắt buộc dự kiến áp dụng cho các nước đang phát triển trong việc kiểm kê, báo cáo về cắt giảm tương tự như các nước phát triển và mới nổi là không công bằng và không phù hợp.
Trước khi quan điểm của các nước phát triển là các biện pháp về hạn chế biến đổi khí hậu cần tôn trọng chủ quyền của nước sở tại và không buộc các nước này phải gánh thêm nhiều trách nhiệm.
Về khả năng thích ứng, các bên vẫn tiếp tục thỏa luận về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban thích ứng. Về cơ chế tài chính: đại biểu các nước đang thảo luận triển khai Quỹ khí hậu xanh, đã được thành lập theo quyết định của COP 16 vào hoạt động và việc huy động nguồn kinh phí và trách nhiệm đóng góp tài chính cụ thể của các nhóm nước, từng quốc gia cho quỹ này.
Đến thời điểm này, COP 17 vẫn đang tập trung bàn thảo về việc chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực của Ủy ban công nghệ và Trung tâm Công nghệ về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo trình tự luân phiên, Qatar sẽ là nước đăng cai Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP 18) vào năm 2012 và Hàn Quốc sẽ chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng trước khi COP 18 khai mạc./.
Tại hội nghị lần này, Liên minh châu Âu (EU) muốn xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới, mang tính toàn diện và bắt đầu thực hiện từ năm 2015, trong đó đề nghị tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển, cần thực hiện những cam kết về cắt giảm khí thải.
Đây là điểm nổi bật từ khi hội nghị COP 17 khai mạc đến nay. Trong giai đoạn này, một số thỏa thuận giữa các nhóm nước sẽ đóng vai trò chuyển tiếp để tiến tới thỏa thuận tổng thể mang tính toàn cầu sau năm 2015.
Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình của nhiều nước thuộc Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc. Theo ý kiến của G77 và Trung Quốc, các cam kết cần dựa trên Nghị định thư Kyoto và các thỏa thuận tại các Hội nghị về biến đổi khí hậu trước đây, nhất là Hội nghị Copenhangen ở Đan Mạch (COP 15) và Hội nghị Cancun ở Mexico (COP 16).
Đặc biệt tại COP 17, các quốc gia và vùng lãnh thổ cần tập trung xây dựng giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto hơn là xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới về đối phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Trưởng đoàn Trung Quốc tại COP 17 cho biết nước này đồng ý sẽ thảo luận về cắt giảm khí thải sau năm 2020.
Về vấn đề giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển và phát triển: mặc dù hai nội dung được thảo luận tại các phiên họp ở Durban, nhưng nhiều nước cho rằng các qui định bắt buộc dự kiến áp dụng cho các nước đang phát triển trong việc kiểm kê, báo cáo về cắt giảm tương tự như các nước phát triển và mới nổi là không công bằng và không phù hợp.
Trước khi quan điểm của các nước phát triển là các biện pháp về hạn chế biến đổi khí hậu cần tôn trọng chủ quyền của nước sở tại và không buộc các nước này phải gánh thêm nhiều trách nhiệm.
Về khả năng thích ứng, các bên vẫn tiếp tục thỏa luận về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban thích ứng. Về cơ chế tài chính: đại biểu các nước đang thảo luận triển khai Quỹ khí hậu xanh, đã được thành lập theo quyết định của COP 16 vào hoạt động và việc huy động nguồn kinh phí và trách nhiệm đóng góp tài chính cụ thể của các nhóm nước, từng quốc gia cho quỹ này.
Đến thời điểm này, COP 17 vẫn đang tập trung bàn thảo về việc chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực của Ủy ban công nghệ và Trung tâm Công nghệ về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo trình tự luân phiên, Qatar sẽ là nước đăng cai Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP 18) vào năm 2012 và Hàn Quốc sẽ chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng trước khi COP 18 khai mạc./.
(TTXVN/Vietnam+)