Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 16/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 6, tổ chức tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Sáng kiến hợp tác Tam giác phát triển CLV được đưa ra tại cuộc gặp giữa Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia tại Vientiane, Lào, hồi tháng 10/1999 nhằm tăng cường đoàn kết, hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, góp phần giữ vững ổn định, an ninh của khu vực biên giới giữa ba nước. Khi thành lập, Tam giác phát triển CLV gồm 10 tỉnh trong khu vực biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Năm 2009, tại Hội nghị Ủy ban điều phối Tam giác phát triển lần thứ 4, các nước đã nhất trí kết nạp thêm ba tỉnh mới, nâng tổng số tỉnh thuộc Tam giác phát triển thành 13 tỉnh. Tam giác phát triển là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, song chưa được phát huy và khai thác hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh "Nhìn lại quá trình hợp tác trong hai năm qua, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, chúng ta cũng nhận thấy rằng Tam giác phát triển CLV vẫn là khu vực có trình độ phát triển thấp so với các khu vực khác. Những thành tựu đạt được còn khiêm tốn, chưa thật sự tạo được đột phá về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển hạ tầng còn chậm so với kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các dự án còn hạn hẹp. Do đó Khu vực Tam giác phát triển cần được quan tâm và ưu tiên trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia."
Tại hội nghị, các Thủ tướng đã trao đổi và đánh giá cao các kết quả hợp tác đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác Phát triển CLV trong thời gian qua; đồng thời thông qua và đánh giá cao Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Việt Nam chủ trì xây dựng.
Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã ký Tuyến bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm biến khu vực Tam giác Phát triển CLV thành một khu vực ổn định về an ninh, chính trị và phát triển về kinh tế. Các Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về Chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác phát triển giữa ba Chủ tịch Ủy ban điều phối.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành đã gặp gỡ Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào thị trường nước này.
Theo báo cáo của Hiệp hội, sau hơn một năm tăng cường đầu tư sang Campuchia theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam, hiện có hơn 60 dự án đầu tư sang Campuchia, với tổng số vốn trên 900 triệu USD, gấp 4 lần về tổng dự án và 6 lần về tổng vốn đầu tư so với trước năm 2009, đưa Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư vào Campuchia.
Lĩnh vực đầu tư vào Campuchia của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngân hàng-tài chính, hàng không, nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng... Nổi bật là các dự án đang được tập trung triển khai như năng lượng và thủy điện có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD do EVN quốc tế và IDICO chủ trì; khai thác bauxite do Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam chủ trì...
Ngân hàng Đầu tư và Pháp triển Việt Nam (BIDV) đã ký các hợp đồng tín dụng với tổng số tiền hơn 150 triệu USD để tài trợ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Về quan hệ thương mại trong thời gian qua giữa Việt Nam-Campuchia cũng đạt những kết quả đáng kích lệ. Đến nay, kim ngạch đạt 1,150 tỷ USD với các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Campuchia và được người dân nước này tiếp nhận. Khai thác dịch vụ du lịch giữa hai nước tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là khi mở tuyến bay mới của liên doanh hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ cho phát triển hoạt động du lịch giữa Việt Nam và Campuchia.
Đánh giá cao những kết quả đầu tư, thương mại giữa hai nước cũng như đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống lâu đời, mong muốn của lãnh đạo hai nước là cùng nhau thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Do vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công tại Campuchia là đóng góp lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, vì mục tiêu chung thịnh vượng và phát triển cho cả hai bên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia và giao cho các bộ, ngành cùng với phía Campuchia tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn như sửa đổi, bổ sung Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, ban hành Nghị định về cho vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.../.
Sáng kiến hợp tác Tam giác phát triển CLV được đưa ra tại cuộc gặp giữa Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia tại Vientiane, Lào, hồi tháng 10/1999 nhằm tăng cường đoàn kết, hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, góp phần giữ vững ổn định, an ninh của khu vực biên giới giữa ba nước. Khi thành lập, Tam giác phát triển CLV gồm 10 tỉnh trong khu vực biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Năm 2009, tại Hội nghị Ủy ban điều phối Tam giác phát triển lần thứ 4, các nước đã nhất trí kết nạp thêm ba tỉnh mới, nâng tổng số tỉnh thuộc Tam giác phát triển thành 13 tỉnh. Tam giác phát triển là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, song chưa được phát huy và khai thác hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh "Nhìn lại quá trình hợp tác trong hai năm qua, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, chúng ta cũng nhận thấy rằng Tam giác phát triển CLV vẫn là khu vực có trình độ phát triển thấp so với các khu vực khác. Những thành tựu đạt được còn khiêm tốn, chưa thật sự tạo được đột phá về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển hạ tầng còn chậm so với kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các dự án còn hạn hẹp. Do đó Khu vực Tam giác phát triển cần được quan tâm và ưu tiên trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia."
Tại hội nghị, các Thủ tướng đã trao đổi và đánh giá cao các kết quả hợp tác đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác Phát triển CLV trong thời gian qua; đồng thời thông qua và đánh giá cao Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Việt Nam chủ trì xây dựng.
Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã ký Tuyến bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm biến khu vực Tam giác Phát triển CLV thành một khu vực ổn định về an ninh, chính trị và phát triển về kinh tế. Các Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về Chính sách ưu đãi cho khu vực Tam giác phát triển giữa ba Chủ tịch Ủy ban điều phối.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành đã gặp gỡ Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào thị trường nước này.
Theo báo cáo của Hiệp hội, sau hơn một năm tăng cường đầu tư sang Campuchia theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam, hiện có hơn 60 dự án đầu tư sang Campuchia, với tổng số vốn trên 900 triệu USD, gấp 4 lần về tổng dự án và 6 lần về tổng vốn đầu tư so với trước năm 2009, đưa Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư vào Campuchia.
Lĩnh vực đầu tư vào Campuchia của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngân hàng-tài chính, hàng không, nông nghiệp, năng lượng, khai khoáng... Nổi bật là các dự án đang được tập trung triển khai như năng lượng và thủy điện có tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD do EVN quốc tế và IDICO chủ trì; khai thác bauxite do Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam chủ trì...
Ngân hàng Đầu tư và Pháp triển Việt Nam (BIDV) đã ký các hợp đồng tín dụng với tổng số tiền hơn 150 triệu USD để tài trợ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Về quan hệ thương mại trong thời gian qua giữa Việt Nam-Campuchia cũng đạt những kết quả đáng kích lệ. Đến nay, kim ngạch đạt 1,150 tỷ USD với các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Campuchia và được người dân nước này tiếp nhận. Khai thác dịch vụ du lịch giữa hai nước tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là khi mở tuyến bay mới của liên doanh hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ cho phát triển hoạt động du lịch giữa Việt Nam và Campuchia.
Đánh giá cao những kết quả đầu tư, thương mại giữa hai nước cũng như đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống lâu đời, mong muốn của lãnh đạo hai nước là cùng nhau thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Do vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công tại Campuchia là đóng góp lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, vì mục tiêu chung thịnh vượng và phát triển cho cả hai bên.
Trên tinh thần này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia và giao cho các bộ, ngành cùng với phía Campuchia tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn như sửa đổi, bổ sung Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, ban hành Nghị định về cho vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.../.
(TTXVN/Vietnam+)