Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 13/7, tại Phnom Penh (Campuchia) đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) lần thứ năm.
Ngoại trưởng Myanmar lần đầu tiên tham dự hội nghị với tư cách thành viên chính thức. Các nước Mekong khác gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Những người bạn (FLM) lần thứ hai cũng được tổ chức với sự tham dự của ngoại trưởng và đại diện các nước thành viên LMI, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Khách mời tại hội nghị gồm có đại diện Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC), Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), Quỹ Gates, Quỹ Rockefeller, Đại học Johns Hopkins và Pew Environment Group.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ đã kiểm điểm tình hình thực hiện các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.
Về định hướng hợp tác trong tương lại, hội nghị thống nhất rằng bổ sung trụ cột hợp tác về "Nông nghiệp và an ninh lương thực" do Myanmar chủ trì; thành lập trụ cột "Kết nối" trên cơ sở mở rộng nội dung hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng để tăng tính bổ trợ và gắn kết giữa các hoạt động của LMI với Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN; tăng cường hợp tác với MRC và mở rộng các chương trình hợp tác về nước, tập trung vào quản lý và phát triển nguồn nước, quản lý lũ lụt và hạn hán, công tác dự báo, nước sạch và vệ sinh nước ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Theo đó, trụ cột "Môi trường" được đổi tên thành "Môi trường và Nước" do Việt Nam chủ trì. Hội nghị cũng nhất trí tăng cường phối hợp giữa các nước thành viên thông qua mạng lưới điều phối LMI và thành lập Nhóm chuyên gia và những nhân vật nổi tiếng LMI.
Các bộ trưởng đã thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình Hành động 5 năm mới phản ánh các điều chỉnh trong hợp tác của LMI và ra Tuyên bố chung của Hội nghị. Với mục tiêu thúc đẩy hợp tác về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, các bộ trưởng cũng đã ra Tuyên bố riêng về vấn đề này và nhất trí thành lập Nhóm công tác về giới của LMI.
Tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã thông báo Chương trình LMI 2020; trong đó có gói hỗ trợ mới tổng trị giá 50 triệu USD cho các hoạt động của LMI trong ba năm tới, cũng như quyết định dành 2 triệu USD cho chương trình nghề cá và 1 triệu USD cho chương trình nghiên cứu của MRC về tác động của đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Những người bạn đã thảo luận về phương thức và cơ chế làm việc nhằm phát huy vai trò điều phối của FLM đối với các chương trình hợp tác khu vực Mekong. Hội nghị thống nhất hai kênh làm việc của FLM gồm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan viện trợ và đối thoại chính sách giữa các Bộ Ngoại giao về các vấn đề an ninh phi truyền thống và mang tính xuyên quốc gia như môi trường, biến đổi khí hậu, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng...
Vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đặc biệt là các tác động về môi trường và xã hội của đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đã được nêu bật ở cả hai hội nghị. Các bộ trưởng kêu gọi các nước ven sông phối hợp chặt chẽ và tăng tính minh bạch trong sử dụng và quản lý nguồn nước chung. Những người bạn cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác cùng MRC và hỗ trợ Ủy hội thực hiện nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hai hội nghị này. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh các hoạt động của LMI cần tập trung hỗ trợ các nước Mekong giải quyết những khó khăn, thách thức về hạ tầng cơ sở, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước.
Bộ trưởng cũng đề nghị các nước hỗ trợ MRC tiến hành nghiên cứu đánh giá toàn diện, khách quan và khoa học về các tác động của đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đưa ra hai sáng kiến về quản lý nước ngầm và quản lý nước mùa hạn lưu vực sông Mekong. Mục tiêu của các sáng kiến là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước ngầm, tạo cơ chế hợp tác khu vực trong quản lý nước ngầm và nước mùa hạn, nâng cao khả năng ứng phó thiên tai của các quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho khu vực. Sáng kiến của Việt Nam được hội nghị ủng hộ và đánh giá rất cao.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2013./.
Ngoại trưởng Myanmar lần đầu tiên tham dự hội nghị với tư cách thành viên chính thức. Các nước Mekong khác gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Cùng ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Những người bạn (FLM) lần thứ hai cũng được tổ chức với sự tham dự của ngoại trưởng và đại diện các nước thành viên LMI, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Khách mời tại hội nghị gồm có đại diện Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC), Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), Quỹ Gates, Quỹ Rockefeller, Đại học Johns Hopkins và Pew Environment Group.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ đã kiểm điểm tình hình thực hiện các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.
Về định hướng hợp tác trong tương lại, hội nghị thống nhất rằng bổ sung trụ cột hợp tác về "Nông nghiệp và an ninh lương thực" do Myanmar chủ trì; thành lập trụ cột "Kết nối" trên cơ sở mở rộng nội dung hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng để tăng tính bổ trợ và gắn kết giữa các hoạt động của LMI với Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN; tăng cường hợp tác với MRC và mở rộng các chương trình hợp tác về nước, tập trung vào quản lý và phát triển nguồn nước, quản lý lũ lụt và hạn hán, công tác dự báo, nước sạch và vệ sinh nước ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Theo đó, trụ cột "Môi trường" được đổi tên thành "Môi trường và Nước" do Việt Nam chủ trì. Hội nghị cũng nhất trí tăng cường phối hợp giữa các nước thành viên thông qua mạng lưới điều phối LMI và thành lập Nhóm chuyên gia và những nhân vật nổi tiếng LMI.
Các bộ trưởng đã thông qua Tài liệu khái niệm và Chương trình Hành động 5 năm mới phản ánh các điều chỉnh trong hợp tác của LMI và ra Tuyên bố chung của Hội nghị. Với mục tiêu thúc đẩy hợp tác về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, các bộ trưởng cũng đã ra Tuyên bố riêng về vấn đề này và nhất trí thành lập Nhóm công tác về giới của LMI.
Tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã thông báo Chương trình LMI 2020; trong đó có gói hỗ trợ mới tổng trị giá 50 triệu USD cho các hoạt động của LMI trong ba năm tới, cũng như quyết định dành 2 triệu USD cho chương trình nghề cá và 1 triệu USD cho chương trình nghiên cứu của MRC về tác động của đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Những người bạn đã thảo luận về phương thức và cơ chế làm việc nhằm phát huy vai trò điều phối của FLM đối với các chương trình hợp tác khu vực Mekong. Hội nghị thống nhất hai kênh làm việc của FLM gồm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan viện trợ và đối thoại chính sách giữa các Bộ Ngoại giao về các vấn đề an ninh phi truyền thống và mang tính xuyên quốc gia như môi trường, biến đổi khí hậu, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng...
Vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, đặc biệt là các tác động về môi trường và xã hội của đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đã được nêu bật ở cả hai hội nghị. Các bộ trưởng kêu gọi các nước ven sông phối hợp chặt chẽ và tăng tính minh bạch trong sử dụng và quản lý nguồn nước chung. Những người bạn cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác cùng MRC và hỗ trợ Ủy hội thực hiện nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mekong.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hai hội nghị này. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh các hoạt động của LMI cần tập trung hỗ trợ các nước Mekong giải quyết những khó khăn, thách thức về hạ tầng cơ sở, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước.
Bộ trưởng cũng đề nghị các nước hỗ trợ MRC tiến hành nghiên cứu đánh giá toàn diện, khách quan và khoa học về các tác động của đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đưa ra hai sáng kiến về quản lý nước ngầm và quản lý nước mùa hạn lưu vực sông Mekong. Mục tiêu của các sáng kiến là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước ngầm, tạo cơ chế hợp tác khu vực trong quản lý nước ngầm và nước mùa hạn, nâng cao khả năng ứng phó thiên tai của các quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho khu vực. Sáng kiến của Việt Nam được hội nghị ủng hộ và đánh giá rất cao.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao LMI lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2013./.
(TTXVN)