Ngày 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 14 (AMMST 14) do Việt Nam đăng cai tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Khoa học và công nghệ các nước ASEAN.
Dự phiên khai mạc và phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Việt Nam đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học và công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá để quyết định thành công trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước trong 10 năm tới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, khoa học công nghệ chính là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng của ASEAN, là yếu tố quyết định giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh về kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN cũng như nâng cao năng lực của khu vực trong ứng phó với các biến đổi toàn cầu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề nhằm tăng cường hơn nữa về hợp tác khoa học và công nghệ giữa các nước tromg khu vực ASEAN, trong đó có nội dung đánh gia các kết quả đã đạt được về triển khai các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa các nước ASEAN kể từ Hội nghị Bộ trưởng Khoa học công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ được tổ chức tháng 12/2010 tại Krabi (Thái Lan).
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào hầu hết các hoạt động khoa học và công nghệ của khu vực, nhất là các dự án hợp tác của ASEAN. Việt Nam đang ngày càng có những đóng góp quan trong đối với sự nghiệp chung của khu vực như đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, triển lãm quy mô lớn, chủ trì hoạt động của một số tổ chức ASEAN, để xuất và thực hiện nhiều dự án, sáng kiến hợp tác khoa học công nghệ của ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ của một nước thành viên, đóng góp kinh phí cho Quỹ khoa học ASEAN (ASF).
Bộ trưởng Bô khoa học và công nghệ Nguyễn Quân, cho biết khó khăn lớn nhất trong hợp tác và phát triển khoa học công nghệ của ASEAN hiện nay là trình độ phát triển của 10 nước trong khu vực rất khác nhau, chính vì thế trong qua trình nghiên cứu, xây dựng nhiệm vụ chung chưa đạt được sự đồng thuận cao.
Tuy nhiên, các nước ASEAN có một ý chí chung, mối quan hệ hữu nghị hợp tác và có sự đồng thuận từ lãnh đạo cấp cao nhất. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN sẽ nghiên cứu 6 nôi dung sáng kiến Krabi và làm được những công việc có lợi cho các nước thành viên như vấn đề biến đổi khí hậu, hợp tác trong nghiên cứu ảnh báo sớm động đất, sóng thất; phát triển trong nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đây là những vấn đề các nước ASEAN có tiếng nói chung và phối hợp rất tốt.
Chiều cùng ngày, các các nước thành viên cũng đã có những trao đổi song phương về các lĩnh vực hợp tác trong khoa học và công nghệ.
Trước đó, trong các ngày 23 đến 25/11, các hoạt động liên quan gồm Hội nghị Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 62 (COST 62), Cuộc họp tư vấn về hợp tác Khoa học và công nghệ ASEAN - News Zealand cũng đã được tổ chức thành công./.
Dự phiên khai mạc và phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Việt Nam đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học và công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá để quyết định thành công trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước trong 10 năm tới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, khoa học công nghệ chính là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng của ASEAN, là yếu tố quyết định giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh về kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN cũng như nâng cao năng lực của khu vực trong ứng phó với các biến đổi toàn cầu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề nhằm tăng cường hơn nữa về hợp tác khoa học và công nghệ giữa các nước tromg khu vực ASEAN, trong đó có nội dung đánh gia các kết quả đã đạt được về triển khai các chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa các nước ASEAN kể từ Hội nghị Bộ trưởng Khoa học công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ được tổ chức tháng 12/2010 tại Krabi (Thái Lan).
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào hầu hết các hoạt động khoa học và công nghệ của khu vực, nhất là các dự án hợp tác của ASEAN. Việt Nam đang ngày càng có những đóng góp quan trong đối với sự nghiệp chung của khu vực như đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, triển lãm quy mô lớn, chủ trì hoạt động của một số tổ chức ASEAN, để xuất và thực hiện nhiều dự án, sáng kiến hợp tác khoa học công nghệ của ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ của một nước thành viên, đóng góp kinh phí cho Quỹ khoa học ASEAN (ASF).
Bộ trưởng Bô khoa học và công nghệ Nguyễn Quân, cho biết khó khăn lớn nhất trong hợp tác và phát triển khoa học công nghệ của ASEAN hiện nay là trình độ phát triển của 10 nước trong khu vực rất khác nhau, chính vì thế trong qua trình nghiên cứu, xây dựng nhiệm vụ chung chưa đạt được sự đồng thuận cao.
Tuy nhiên, các nước ASEAN có một ý chí chung, mối quan hệ hữu nghị hợp tác và có sự đồng thuận từ lãnh đạo cấp cao nhất. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN sẽ nghiên cứu 6 nôi dung sáng kiến Krabi và làm được những công việc có lợi cho các nước thành viên như vấn đề biến đổi khí hậu, hợp tác trong nghiên cứu ảnh báo sớm động đất, sóng thất; phát triển trong nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đây là những vấn đề các nước ASEAN có tiếng nói chung và phối hợp rất tốt.
Chiều cùng ngày, các các nước thành viên cũng đã có những trao đổi song phương về các lĩnh vực hợp tác trong khoa học và công nghệ.
Trước đó, trong các ngày 23 đến 25/11, các hoạt động liên quan gồm Hội nghị Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 62 (COST 62), Cuộc họp tư vấn về hợp tác Khoa học và công nghệ ASEAN - News Zealand cũng đã được tổ chức thành công./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)