Chiều 25/10, Hội nghị Bộ trưởng ASEM về Lao động Việc làm lần thứ 4 đã bế mạc.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó một lần nữa khẳng định lại và nhấn mạnh thêm các cam kết chính trị của các Bộ trưởng về sự cần thiết phải thông qua, thực hiện các chính sách để thúc đẩy và tạo việc làm bền vững, đặc biệt là cho thanh niên và các nhóm yếu thế khác trong quá trình phục hồi kinh tế; thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với ưu tiên, điều kiện của từng nước; tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Hội nghị nhất trí rằng ASEM có rất nhiều tiềm năng hợp tác cần tiếp tục khai thác, đồng thời tăng cường đối thoại, hợp tác toàn diện giữa các cơ quan chính phủ có liên quan với nhau và với các đối tác xã hội trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, chương trình về việc làm, an sinh xã hội, an toàn vệ sinh lao động vì mục tiêu bảo đảm phát triển bền vững, toàn diện.
Việc thảo luận tại Hội nghị cũng cho thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận các vấn đề nói trên trong ASEM, do chênh lệch về trình độ phát triển, do sự đa dạng về văn hóa và thể chế chính trị nhưng cũng chứng minh là có rất nhiều điểm tương đồng. Điểm tương đồng lớn nhất đó là ước vọng xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng, tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, đó là thiện ý hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để tìm ra tiếng nói chung. Đây chính là yếu tố làm nên thành công của Hội nghị, là cơ sở để tin rằng tiến trình đối thoại Á-Âu sẽ tiếp tục phát triển.
Kết quả thảo luận và Tuyên bố chung Hà Nội của Hội nghị sẽ được báo cáo lên các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 9 tổ chức tại Vientiane (Lào) từ 5-6/11/2012.
Hội nghị Bộ trường ASEM về lao động và việc làm lần thứ 4 là hoạt động đối ngoại lớn của ASEM mà Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm 2012, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEM trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội nói riêng.
Ngày 26/10, các Bộ trưởng ASEM về lao động việc làm sẽ đi thăm quan thực tế tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh.
Tại cuộc họp báo sau phiên bế mạc Hội nghị , Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Pham Thị Hải Chuyền cho biết: Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động và việc làm là cơ hội tốt để các nước thành viên trao đổi kinh nghiệm về việc làm cho thanh niên và nhóm yếu thế.
Từ kết quả Hội nghị, trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, hiện nay, vấn đề việc làm là khó khăn chung đối với toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hiện tại Việt Nam, số lao động là thanh niên thất nghiệp chiếm 3,8%. Nhiệm vụ hàng đầu của Bộ là tham mưu để Chính phủ sớm triển khai thực hiện Chiến lược Dạy nghề; trình Quốc hội xem xét dự án Luật Việc làm.
Bộ khuyến khích các tổ chức, đoàn thể chính trị xây dựng những trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm; tổ chức đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.../.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó một lần nữa khẳng định lại và nhấn mạnh thêm các cam kết chính trị của các Bộ trưởng về sự cần thiết phải thông qua, thực hiện các chính sách để thúc đẩy và tạo việc làm bền vững, đặc biệt là cho thanh niên và các nhóm yếu thế khác trong quá trình phục hồi kinh tế; thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với ưu tiên, điều kiện của từng nước; tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Hội nghị nhất trí rằng ASEM có rất nhiều tiềm năng hợp tác cần tiếp tục khai thác, đồng thời tăng cường đối thoại, hợp tác toàn diện giữa các cơ quan chính phủ có liên quan với nhau và với các đối tác xã hội trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, chương trình về việc làm, an sinh xã hội, an toàn vệ sinh lao động vì mục tiêu bảo đảm phát triển bền vững, toàn diện.
Việc thảo luận tại Hội nghị cũng cho thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận các vấn đề nói trên trong ASEM, do chênh lệch về trình độ phát triển, do sự đa dạng về văn hóa và thể chế chính trị nhưng cũng chứng minh là có rất nhiều điểm tương đồng. Điểm tương đồng lớn nhất đó là ước vọng xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng, tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, đó là thiện ý hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để tìm ra tiếng nói chung. Đây chính là yếu tố làm nên thành công của Hội nghị, là cơ sở để tin rằng tiến trình đối thoại Á-Âu sẽ tiếp tục phát triển.
Kết quả thảo luận và Tuyên bố chung Hà Nội của Hội nghị sẽ được báo cáo lên các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 9 tổ chức tại Vientiane (Lào) từ 5-6/11/2012.
Hội nghị Bộ trường ASEM về lao động và việc làm lần thứ 4 là hoạt động đối ngoại lớn của ASEM mà Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm 2012, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEM trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội nói riêng.
Ngày 26/10, các Bộ trưởng ASEM về lao động việc làm sẽ đi thăm quan thực tế tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh.
Tại cuộc họp báo sau phiên bế mạc Hội nghị , Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Pham Thị Hải Chuyền cho biết: Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động và việc làm là cơ hội tốt để các nước thành viên trao đổi kinh nghiệm về việc làm cho thanh niên và nhóm yếu thế.
Từ kết quả Hội nghị, trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh, hiện nay, vấn đề việc làm là khó khăn chung đối với toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hiện tại Việt Nam, số lao động là thanh niên thất nghiệp chiếm 3,8%. Nhiệm vụ hàng đầu của Bộ là tham mưu để Chính phủ sớm triển khai thực hiện Chiến lược Dạy nghề; trình Quốc hội xem xét dự án Luật Việc làm.
Bộ khuyến khích các tổ chức, đoàn thể chính trị xây dựng những trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm; tổ chức đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.../.
Phúc Hằng (TTXVN)