Ngày 11/11, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 đã bế mạc tại thành phố Yokohama của Nhật Bản.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự hội nghị.
Kết thúc hai ngày nhóm họp, Hội nghị đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định việc thực hiện các biện pháp cụ thể hướng tới xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế khu vực.
Các bộ trưởng yêu cầu thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực (REI), hoan nghênh Nhật Bản và Mỹ đóng góp cho Quỹ Thuận lợi hóa và Tự do hóa thương mại và đầu tư APEC (TILF), đồng thời kêu gọi 21 nền kinh tế thành viên APEC đóng góp cho quỹ này.
Tại hội nghị lần này, các bộ trưởng đã thảo luận về những tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư của 13 nền kinh tế, nhất trí hợp tác thúc đẩy vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu kết thúc thành công càng sớm càng tốt, đồng thời cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
Hội nghị nhất trí sẽ gia hạn tới năm 2011 cam kết mà các bộ trưởng thương mại APEC đã đưa ra hồi tháng 6/2010 ở Sapporo, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng đề xuất với các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục gia hạn cam kết đã đạt được năm 2008 về việc không tăng thêm những rào cản thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các rào cản đầu tư mới, không áp đặt những biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới hoặc tiến hành các biện pháp trái với những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tất cả các lĩnh vực cho đến năm 2013.
Hội nghị tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện các nguyên tắc hiện nay của APEC, nhất trí xây dựng Chiến lược Đầu tư APEC dựa trên ba trụ cột là các nguyên tắc và thông lệ; tạo điều kiện và thúc đẩy, công nhận tầm quan trọng tăng cường liên hệ giữa khu vực tư nhân và các nhà hoạch định chính sách, nhất trí tổ chức cuộc đối thoại công-tư về đầu tư của APEC.
Đánh giá khu vực APEC đang dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các bộ trưởng cũng cảnh báo khủng hoảng tài chính chưa hoàn toàn kết thúc, phục hồi còn yếu ớt trong khi APEC đối mặt với nhiều thách thức như tạo việc làm và củng cố nền tài chính... Trong bối cảnh này, APEC có vai trò duy nhất để đưa ra một chiến lược tăng trưởng chung nhằm bảo đảm sự hồi phục và tạo nền tảng cho sự thịnh vượng toàn cầu trong tương lai.
Các bộ trưởng APEC nhất trí hợp tác với nhau trong các diễn đàn quốc tế, trong đó có G-20 và thống nhất sẽ phối hợp với ASEAN.
Các bộ trưởng APEC nhất trí sẽ đóng vai trò thống nhất trong Chiến lược Tăng trưởng của các nhà lãnh đạo APEC thông qua việc thực hiện chiến lược mới về cải cách cơ cấu của APEC (ANSSR); đồng ý phải tăng cường vai trò của Ban Thư ký APEC để tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của APEC sau năm 2010 và sẽ tiếp tục xem xét vấn đề kết nạp thành viên mới của APEC.
Kết quả thảo luận giữa các bộ trưởng sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao APEC dự kiến diễn ra trong hai ngày 13-14/11.
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, APEC hiện chiếm 52,7% GDP thế giới và 44,4% giá trị buôn bán toàn cầu./.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự hội nghị.
Kết thúc hai ngày nhóm họp, Hội nghị đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định việc thực hiện các biện pháp cụ thể hướng tới xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế khu vực.
Các bộ trưởng yêu cầu thúc đẩy hơn nữa các sáng kiến nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực (REI), hoan nghênh Nhật Bản và Mỹ đóng góp cho Quỹ Thuận lợi hóa và Tự do hóa thương mại và đầu tư APEC (TILF), đồng thời kêu gọi 21 nền kinh tế thành viên APEC đóng góp cho quỹ này.
Tại hội nghị lần này, các bộ trưởng đã thảo luận về những tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư của 13 nền kinh tế, nhất trí hợp tác thúc đẩy vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu kết thúc thành công càng sớm càng tốt, đồng thời cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
Hội nghị nhất trí sẽ gia hạn tới năm 2011 cam kết mà các bộ trưởng thương mại APEC đã đưa ra hồi tháng 6/2010 ở Sapporo, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng đề xuất với các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục gia hạn cam kết đã đạt được năm 2008 về việc không tăng thêm những rào cản thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các rào cản đầu tư mới, không áp đặt những biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới hoặc tiến hành các biện pháp trái với những quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tất cả các lĩnh vực cho đến năm 2013.
Hội nghị tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện các nguyên tắc hiện nay của APEC, nhất trí xây dựng Chiến lược Đầu tư APEC dựa trên ba trụ cột là các nguyên tắc và thông lệ; tạo điều kiện và thúc đẩy, công nhận tầm quan trọng tăng cường liên hệ giữa khu vực tư nhân và các nhà hoạch định chính sách, nhất trí tổ chức cuộc đối thoại công-tư về đầu tư của APEC.
Đánh giá khu vực APEC đang dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các bộ trưởng cũng cảnh báo khủng hoảng tài chính chưa hoàn toàn kết thúc, phục hồi còn yếu ớt trong khi APEC đối mặt với nhiều thách thức như tạo việc làm và củng cố nền tài chính... Trong bối cảnh này, APEC có vai trò duy nhất để đưa ra một chiến lược tăng trưởng chung nhằm bảo đảm sự hồi phục và tạo nền tảng cho sự thịnh vượng toàn cầu trong tương lai.
Các bộ trưởng APEC nhất trí hợp tác với nhau trong các diễn đàn quốc tế, trong đó có G-20 và thống nhất sẽ phối hợp với ASEAN.
Các bộ trưởng APEC nhất trí sẽ đóng vai trò thống nhất trong Chiến lược Tăng trưởng của các nhà lãnh đạo APEC thông qua việc thực hiện chiến lược mới về cải cách cơ cấu của APEC (ANSSR); đồng ý phải tăng cường vai trò của Ban Thư ký APEC để tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của APEC sau năm 2010 và sẽ tiếp tục xem xét vấn đề kết nạp thành viên mới của APEC.
Kết quả thảo luận giữa các bộ trưởng sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao APEC dự kiến diễn ra trong hai ngày 13-14/11.
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, APEC hiện chiếm 52,7% GDP thế giới và 44,4% giá trị buôn bán toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)