Các vị lão thành cánh mạng, Anh hùng lực lương vũ trang, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và gần 400 đại biểu là thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công tiêu biểu đại diện cho gần 8,8 triệu người có công với cách mạng trên cả nước đã tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2012, tổ chức ngày 7/7, tại thành phố Đà Nẵng.
Hội nghị là dịp để Đảng, Nhà nước và nhân dân tưởng nhớ, tri ân những người anh hùng đã hy sinh xương máu, tuổi xuân cho Tổ quốc, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời biểu dương những người có công với cách mạng đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu vươn lên trong các lĩnh vực lao động sản xuất, học tập và công tác trong thời kỳ đổi mới.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ. "Ơn trả, nghĩa đền," "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Kế tục truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày thương binh liệt sỹ để Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh liệt sỹ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ lòng tri ân và biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh và người có công với nước về những hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn đối với đất nước. 65 năm qua, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền, đài liệt sỹ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo. Hệ thống cơ sở vật chất cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công ngày càng được tăng cường.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước, diện người có công được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên dần. Đến nay, hầu hết những người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa," chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống xã hội...
Chủ tịch nước cũng nêu rõ: Do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, đất nước vừa mới thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cuộc sống của một bộ phận thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công vẫn còn rất khó khăn. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần tiếp tục "Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đinh người có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công. Tạo điều kiện khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn."
Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung cơ chế chính sách của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội động viên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm với người có công với nước tham gia tích cực, với nhiều hình thức phong phú, năng động sáng tạo vào các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa," làm cho phong trào "Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước" thật sự trở thành một phong trào xã hội rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã rất đỗi xúc động khi được lắng nghe về những nỗ lực vượt khó của những thương binh, người có công...
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình bày tại Hội nghị, cả nước hiện có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công cũng được duy trì thường xuyên. Hầu hết, người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm… Hàng vạn người có công được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để phát triển sản xuất; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người có công, tạo điều kiện cho con, em của họ có việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống…
Hệ thống cơ sở sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công bao gồm: các cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, điều dưỡng luân phiên, các trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, sản xuất dụng cụ chỉnh hình đã có những hình thức quản lý hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn. Song song đó, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền đài liệt sỹ cũng được Nhà nước và toàn xã hội chăm lo. Cả nước hiện có gần 7.000 các công trình ghi công liệt sỹ, trong đó có 237 đài tưởng niệm liệt sỹ, 3.540 nhà bia ghi tên liệt sỹ và 3.077 nghĩa trang liệt sỹ với tổng số trên 780.000 mộ, trong đó 630.000 mộ có đầy đủ thông tin và khoảng 303.000 mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt liệt sỹ chưa phát hiện, tìm kiếm quy tập được.
Nhiều công trình ghi công liệt sỹ trở thành công trình lịch sử văn hóa, có sức thuyết phục lớn về mỹ thuật, đạo đức, giáo dục như: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Đường 9, Đền liệt sỹ Bến Dược, Đài tưởng niệm liệt sỹ Thái Nguyên...
Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cả nước đã vận động được 1.263 tỷ đồng (riêng năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ, cả nước đã vận động được 242 tỷ đồng), trong đó Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương đạt 17,5 tỷ đồng.
Nhân dịp này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 375 đại biểu là người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác toàn quốc năm 2012./.
Hội nghị là dịp để Đảng, Nhà nước và nhân dân tưởng nhớ, tri ân những người anh hùng đã hy sinh xương máu, tuổi xuân cho Tổ quốc, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời biểu dương những người có công với cách mạng đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu vươn lên trong các lĩnh vực lao động sản xuất, học tập và công tác trong thời kỳ đổi mới.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ. "Ơn trả, nghĩa đền," "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Kế tục truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày thương binh liệt sỹ để Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh liệt sỹ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ lòng tri ân và biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh và người có công với nước về những hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn đối với đất nước. 65 năm qua, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền, đài liệt sỹ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo. Hệ thống cơ sở vật chất cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công ngày càng được tăng cường.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước, diện người có công được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên dần. Đến nay, hầu hết những người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa," chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống xã hội...
Chủ tịch nước cũng nêu rõ: Do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, đất nước vừa mới thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cuộc sống của một bộ phận thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công vẫn còn rất khó khăn. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần tiếp tục "Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đinh người có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công. Tạo điều kiện khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn."
Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung cơ chế chính sách của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội động viên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm với người có công với nước tham gia tích cực, với nhiều hình thức phong phú, năng động sáng tạo vào các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa," làm cho phong trào "Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước" thật sự trở thành một phong trào xã hội rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã rất đỗi xúc động khi được lắng nghe về những nỗ lực vượt khó của những thương binh, người có công...
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình bày tại Hội nghị, cả nước hiện có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công cũng được duy trì thường xuyên. Hầu hết, người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm… Hàng vạn người có công được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để phát triển sản xuất; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương bệnh binh và người có công, tạo điều kiện cho con, em của họ có việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống…
Hệ thống cơ sở sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công bao gồm: các cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, điều dưỡng luân phiên, các trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, sản xuất dụng cụ chỉnh hình đã có những hình thức quản lý hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn. Song song đó, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền đài liệt sỹ cũng được Nhà nước và toàn xã hội chăm lo. Cả nước hiện có gần 7.000 các công trình ghi công liệt sỹ, trong đó có 237 đài tưởng niệm liệt sỹ, 3.540 nhà bia ghi tên liệt sỹ và 3.077 nghĩa trang liệt sỹ với tổng số trên 780.000 mộ, trong đó 630.000 mộ có đầy đủ thông tin và khoảng 303.000 mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt liệt sỹ chưa phát hiện, tìm kiếm quy tập được.
Nhiều công trình ghi công liệt sỹ trở thành công trình lịch sử văn hóa, có sức thuyết phục lớn về mỹ thuật, đạo đức, giáo dục như: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Đường 9, Đền liệt sỹ Bến Dược, Đài tưởng niệm liệt sỹ Thái Nguyên...
Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cả nước đã vận động được 1.263 tỷ đồng (riêng năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ, cả nước đã vận động được 242 tỷ đồng), trong đó Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương đạt 17,5 tỷ đồng.
Nhân dịp này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 375 đại biểu là người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác toàn quốc năm 2012./.
Văn Sơn (TTXVN)