Ngày 11/9, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tổ chức Hội nghị khu vực ASEAN về tăng cường dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho các nhóm yếu thế.
Hội nghị nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN phụ trách về Phúc lợi xã hội và Phát triển lần thứ 8 (SOMSWD 8).
Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của các nước thành viên ASEAN liên quan đến bảo vệ các nhóm yếu thế trong các tiêu chuẩn và văn kiện quốc tế; chia sẻ thông tin về các chiến lược, chính sách và chương trình của các nước thành viên ASEAN để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các cộng đồng yếu thế (tập trung vào phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật).
Hội nghị góp phần tăng cường vai trò của Chính phủ và sự hợp tác của các đối tác xã hội trong việc thúc đẩy các chính sách an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội; thu thập các điển hình tốt về các dịch vụ xã hội liên quan đến cung cấp và tiếp cận dịch vụ cho các nhóm yếu thế, duy trì, phát triển các dịch vụ này; lập bản đồ các dịch vụ an sinh xã hội trong các nước thành viên ASEAN.
Tham dự Hội nghị gồm đại diện các đầu mối của Hội nghị quan chức cấp cao SOMSWD của ASEAN, Ban thư ký ASEAN; các tổ chức phi chính phủ (trong nước và quốc tế); các chuyên gia quốc tế và khu vực; các tổ chức quốc tế; các cơ quan chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc.
An sinh xã hội là một trong những mục tiêu chủ đạo của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC), góp phần vào hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN lấy con người là trung tâm và có trách nhiệm về mặt xã hội nhằm đạt được tình đoàn kết, gắn bó lâu dài giữa các quốc gia và người dân ASEAN. An sinh xã hội thúc đẩy việc hình thành một đặc trưng chung và xây dựng một xã hội chăm sóc và chia sẻ, đảm bảo sự phát triển cho tất cả mọi người và hài hòa trong đó hạnh phúc, sinh kế và phúc lợi của người dân được tăng cường.
Kế hoạch tổng thể của ASCC của ASEAN đã cam kết tăng cường hạnh phúc và sinh kế người dân ASEAN thông qua giảm nghèo, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, xây dựng một môi trường an toàn, an ninh, tăng cường khả năng đối phó với thảm họa và giải quyết các vấn đề về phát triển y tế. Theo đó, Cộng đồng đã xúc tiến phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cho người dân ASEAN với nhiều dự án và các hoạt động thực hiện trong Kế hoạch tổng thể.
An sinh xã hội và dịch vụ xã hội góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phối hợp của ASEAN hành động hướng tới sự tăng cường an sinh xã hội bằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống cho phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Cộng đồng hướng đến việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực ở khu vực về các dịch vụ xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy, phát triển chăm sóc phúc lợi, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm yếu thế.
Qua các phiên thảo luận, các đại biểu ASEAN, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan trao đổi, làm rõ hơn quan điểm an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cho các nhóm yếu thế; thiết lập Mạng lưới các hệ thống an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội để hợp tác, thu thập, xuất bản các hồ sơ an sinh xã hội, các điển hình tốt về các dịch vụ xã hội của các nước thành viên ASEAN làm cơ sở cho việc lập bản đồ các dịch vụ an sinh xã hội trong từng quốc gia và trong khu vực./.
Hội nghị nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN phụ trách về Phúc lợi xã hội và Phát triển lần thứ 8 (SOMSWD 8).
Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của các nước thành viên ASEAN liên quan đến bảo vệ các nhóm yếu thế trong các tiêu chuẩn và văn kiện quốc tế; chia sẻ thông tin về các chiến lược, chính sách và chương trình của các nước thành viên ASEAN để cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các cộng đồng yếu thế (tập trung vào phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật).
Hội nghị góp phần tăng cường vai trò của Chính phủ và sự hợp tác của các đối tác xã hội trong việc thúc đẩy các chính sách an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội; thu thập các điển hình tốt về các dịch vụ xã hội liên quan đến cung cấp và tiếp cận dịch vụ cho các nhóm yếu thế, duy trì, phát triển các dịch vụ này; lập bản đồ các dịch vụ an sinh xã hội trong các nước thành viên ASEAN.
Tham dự Hội nghị gồm đại diện các đầu mối của Hội nghị quan chức cấp cao SOMSWD của ASEAN, Ban thư ký ASEAN; các tổ chức phi chính phủ (trong nước và quốc tế); các chuyên gia quốc tế và khu vực; các tổ chức quốc tế; các cơ quan chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc.
An sinh xã hội là một trong những mục tiêu chủ đạo của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC), góp phần vào hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN lấy con người là trung tâm và có trách nhiệm về mặt xã hội nhằm đạt được tình đoàn kết, gắn bó lâu dài giữa các quốc gia và người dân ASEAN. An sinh xã hội thúc đẩy việc hình thành một đặc trưng chung và xây dựng một xã hội chăm sóc và chia sẻ, đảm bảo sự phát triển cho tất cả mọi người và hài hòa trong đó hạnh phúc, sinh kế và phúc lợi của người dân được tăng cường.
Kế hoạch tổng thể của ASCC của ASEAN đã cam kết tăng cường hạnh phúc và sinh kế người dân ASEAN thông qua giảm nghèo, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, xây dựng một môi trường an toàn, an ninh, tăng cường khả năng đối phó với thảm họa và giải quyết các vấn đề về phát triển y tế. Theo đó, Cộng đồng đã xúc tiến phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cho người dân ASEAN với nhiều dự án và các hoạt động thực hiện trong Kế hoạch tổng thể.
An sinh xã hội và dịch vụ xã hội góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phối hợp của ASEAN hành động hướng tới sự tăng cường an sinh xã hội bằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống cho phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Cộng đồng hướng đến việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực ở khu vực về các dịch vụ xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy, phát triển chăm sóc phúc lợi, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm yếu thế.
Qua các phiên thảo luận, các đại biểu ASEAN, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan trao đổi, làm rõ hơn quan điểm an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cho các nhóm yếu thế; thiết lập Mạng lưới các hệ thống an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội để hợp tác, thu thập, xuất bản các hồ sơ an sinh xã hội, các điển hình tốt về các dịch vụ xã hội của các nước thành viên ASEAN làm cơ sở cho việc lập bản đồ các dịch vụ an sinh xã hội trong từng quốc gia và trong khu vực./.
Phúc Hằng (TTXVN)