Ngày 1/3, Trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tầng lớp thanh niên về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Phan Văn Mãi và Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá dự thảo Hiến pháp năm 1992 được chuẩn bị công phu, phản ánh nhiều tư tưởng mới. Ngay tại Lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp so với Hiến pháp hiện hành đã thể hiện được bước tiến lớn về chủ thể của quyền lập hiến, chủ quyền nhân dân ngày càng được thể hiện rõ nét hơn.
Khẳng định vai trò của thế hệ trẻ
Trên cơ sở đánh giá vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đa số ý kiến đều cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giữ lại quy định tại Điều 66 của Hiến pháp hiện hành.
Đại biểu Thào Thị Thùy Linh (dân tộc Mông, tỉnh Yên Bái) đề nghị dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giữ lại và chỉnh sửa, bổ sung Điều 66 của Hiến pháp năm 1992: "Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc."
Theo đại biểu, đây là điều khoản nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong xã hội, bởi thanh niên là một bộ phận quan trọng của xã hội, tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc.
Tán thành với quan điểm cần phải có quy định về thế hệ trẻ trong dự thảo Hiến pháp để thế chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, tiến sỹ Trần Văn Miều - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên kiến nghị cần bổ sung thêm nội dung tuổi trẻ phải có trách nhiệm học tập rèn luyện để trở thành công dân tốt và nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Khẳng định quan điểm không thể bỏ Điều 66 trong Hiến pháp hiện hành, Đại đức Thích Thanh Cường (Hội phật giáo Hải Dương) cho rằng Điều 66 đã quy định rất cụ thể và rõ ràng thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
Không chỉ tán thành với những nội dung của Điều 66 Hiến pháp hiện hành, Đại đức nhấn mạnh tới khía cạnh thanh niên còn là một bộ phận quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.
Cách tiếp cận mới, hiện đại và mạnh mẽ về quyền con người
Chia sẻ quan điểm về Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhiều ý kiến đánh giá dự thảo đã thể hiện rõ cách tiếp cận mới, hiện đại và mạnh mẽ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo đó quyền và tự do của con người được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Dự thảo đã có sự phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân thể hiện trong việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ trong Hiến pháp bằng các thuật ngữ “mọi người” - áp dụng đối với mọi cá nhân không phân biệt là công dân, người nước ngoài hay người không quốc tịch và “công dân” đối với các nội dung chỉ áp dụng với công dân...
Bàn tới nội dung Chương II, thạc sỹ Trần Ngọc Định (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng khái niệm quyền con người chưa được thể hiện rõ trong dự thảo. Theo đại biểu, cần được bổ sung theo hướng quy định “Các quyền thiêng liêng và vốn có của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy phát huy các giá trị quyền con người của các cá nhân và cộng đồng trên lãnh thổ quốc gia.”
Thạc sỹ Định kiến nghị cơ cấu lại một số nội dung cho thống nhất trong chương và cả trong Hiến pháp như quy định về bình đẳng nam, nữ tại điều 27 Dự thảo Hiến pháp nên gộp chung với Điều 17 về Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt đối xử; nội dung quy định về sở hữu tư nhân tại Điều 56 Dự thảo (về bảo hộ quyền sở hữu, trưng mua, trưng dụng...) cần được chuyển về Điều 33 quyền sở hữu để khẳng định rõ hơn quyền này.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp đánh giá dự thảo đã bổ sung thêm nhiều điều mới mang tính nhân văn trong Chương II. Tuy nhiên, tiến sỹ Cương có sự băn khoăn về tính khả thi của một số quy định, cụ thể như tại Điều 46 dự thảo Hiến pháp quy định "Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành."
Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Uyên kiến nghị Điều 21 dự thảo Hiến pháp cần bổ sung thêm cho đầy đủ. Theo đại biểu quy định như dự thảo "Mọi người có quyền sống" là chưa đủ vì khi người phạm tội nghiêm trọng, bị án tử hình thì có thực hiện được quyền sống hay không. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung thêm "quyền được chết nhân đạo theo yêu cầu" và "mọi người không chỉ có quyền sống mà còn có các quyền khác như quyền lao động, quyền mưu cầu hạnh phúc"...
Đề cập sâu tới các quy định liên quan đến chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tiến sỹ Nguyễn Văn Cương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp đánh giá việc sửa đổi các quy định về chính quyền địa phương có thể có tác động đáng kể tới thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay.
Nói về khoản 1 của Điều 115, tiến sỹ Cương cho rằng việc phân định các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước thành tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là hợp lý nhưng việc phân định đơn vị hành chính lãnh thổ dưới cấp tỉnh như dự thảo là chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện cho việc đổi mới quan niệm về cách thức tổ chức và vận hành chính quyền đô thị trong giai đoạn tới.
Dự thảo Hiến pháp quy định: "Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường."
Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Uyên đề xuất cần bổ sung điều khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội./.
Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Phan Văn Mãi và Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá dự thảo Hiến pháp năm 1992 được chuẩn bị công phu, phản ánh nhiều tư tưởng mới. Ngay tại Lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp so với Hiến pháp hiện hành đã thể hiện được bước tiến lớn về chủ thể của quyền lập hiến, chủ quyền nhân dân ngày càng được thể hiện rõ nét hơn.
Khẳng định vai trò của thế hệ trẻ
Trên cơ sở đánh giá vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đa số ý kiến đều cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giữ lại quy định tại Điều 66 của Hiến pháp hiện hành.
Đại biểu Thào Thị Thùy Linh (dân tộc Mông, tỉnh Yên Bái) đề nghị dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giữ lại và chỉnh sửa, bổ sung Điều 66 của Hiến pháp năm 1992: "Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc."
Theo đại biểu, đây là điều khoản nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong xã hội, bởi thanh niên là một bộ phận quan trọng của xã hội, tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc.
Tán thành với quan điểm cần phải có quy định về thế hệ trẻ trong dự thảo Hiến pháp để thế chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 25 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, tiến sỹ Trần Văn Miều - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên kiến nghị cần bổ sung thêm nội dung tuổi trẻ phải có trách nhiệm học tập rèn luyện để trở thành công dân tốt và nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Khẳng định quan điểm không thể bỏ Điều 66 trong Hiến pháp hiện hành, Đại đức Thích Thanh Cường (Hội phật giáo Hải Dương) cho rằng Điều 66 đã quy định rất cụ thể và rõ ràng thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
Không chỉ tán thành với những nội dung của Điều 66 Hiến pháp hiện hành, Đại đức nhấn mạnh tới khía cạnh thanh niên còn là một bộ phận quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.
Cách tiếp cận mới, hiện đại và mạnh mẽ về quyền con người
Chia sẻ quan điểm về Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhiều ý kiến đánh giá dự thảo đã thể hiện rõ cách tiếp cận mới, hiện đại và mạnh mẽ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo đó quyền và tự do của con người được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Dự thảo đã có sự phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân thể hiện trong việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ trong Hiến pháp bằng các thuật ngữ “mọi người” - áp dụng đối với mọi cá nhân không phân biệt là công dân, người nước ngoài hay người không quốc tịch và “công dân” đối với các nội dung chỉ áp dụng với công dân...
Bàn tới nội dung Chương II, thạc sỹ Trần Ngọc Định (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng khái niệm quyền con người chưa được thể hiện rõ trong dự thảo. Theo đại biểu, cần được bổ sung theo hướng quy định “Các quyền thiêng liêng và vốn có của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy phát huy các giá trị quyền con người của các cá nhân và cộng đồng trên lãnh thổ quốc gia.”
Thạc sỹ Định kiến nghị cơ cấu lại một số nội dung cho thống nhất trong chương và cả trong Hiến pháp như quy định về bình đẳng nam, nữ tại điều 27 Dự thảo Hiến pháp nên gộp chung với Điều 17 về Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt đối xử; nội dung quy định về sở hữu tư nhân tại Điều 56 Dự thảo (về bảo hộ quyền sở hữu, trưng mua, trưng dụng...) cần được chuyển về Điều 33 quyền sở hữu để khẳng định rõ hơn quyền này.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp đánh giá dự thảo đã bổ sung thêm nhiều điều mới mang tính nhân văn trong Chương II. Tuy nhiên, tiến sỹ Cương có sự băn khoăn về tính khả thi của một số quy định, cụ thể như tại Điều 46 dự thảo Hiến pháp quy định "Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành."
Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Uyên kiến nghị Điều 21 dự thảo Hiến pháp cần bổ sung thêm cho đầy đủ. Theo đại biểu quy định như dự thảo "Mọi người có quyền sống" là chưa đủ vì khi người phạm tội nghiêm trọng, bị án tử hình thì có thực hiện được quyền sống hay không. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung thêm "quyền được chết nhân đạo theo yêu cầu" và "mọi người không chỉ có quyền sống mà còn có các quyền khác như quyền lao động, quyền mưu cầu hạnh phúc"...
Đề cập sâu tới các quy định liên quan đến chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tiến sỹ Nguyễn Văn Cương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp đánh giá việc sửa đổi các quy định về chính quyền địa phương có thể có tác động đáng kể tới thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay.
Nói về khoản 1 của Điều 115, tiến sỹ Cương cho rằng việc phân định các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước thành tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là hợp lý nhưng việc phân định đơn vị hành chính lãnh thổ dưới cấp tỉnh như dự thảo là chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện cho việc đổi mới quan niệm về cách thức tổ chức và vận hành chính quyền đô thị trong giai đoạn tới.
Dự thảo Hiến pháp quy định: "Các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường."
Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Uyên đề xuất cần bổ sung điều khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội./.
Thanh Hòa (TTXVN)