Hồi ký Tâm“Si-đa” – Vượt lên cái chết là tên cuốn sách do chính tác giả Trương Thị Hồng Tâm, một phụ nữ không còn trẻ, viết về cuộc đời đầy sóng gió, nhưng không hề thiếu tình thương của mình.
Cuốn sách được viết trong nhiều năm và ra mắt đúng dịp khai mạc Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh 2012 tối ngày 19/3/2012.
Chị Hồng Tâm sẽ có buổi giao lưu với bạn đọc vào lúc 19 giờ tối ngày 24/3/2012 tại Hội sách TP HCM.
Ba má Tâm ly dị, mỗi người đều có gia đình riêng, nhưng bỏ ba đứa con trong đói khát, gửi hết nhà nọ, người kia. Tuy sau đó được ba mang về nuôi, kinh tế khá giả, nhưng cảnh con dì ghẻ sống sung sướng làm cô bé tủi hờn, xa lánh gia đình.
Đến năm 14 tuổi, cô bé bắt đầu biết sử dụng ma túy. Rồi Miền Nam giải phóng, cha đi cải tạo, cuộc sống càng khó khăn với bầy em nhỏ, từ ma túy Tâm đến với mại dâm để nuôi chính mình, nuôi các em và để thỏa cơn nghiện. Tiếp đó là cuộc sống “vào trường ra trại” cai nghiện, mại dâm.
Năm 1992 chị Hồng Tâm được một nhóm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn quận 1 TP.HCM kiên trì đeo bám, thuyết phục chị tham gia nhóm.
Chị đắn đo rất nhiều, chừng ấy năm trượt dài cùng ma túy, mại dâm, từ bỏ đâu có dễ, nhất là mỗi khi cơn nghiện hoành hành mà không có thuốc.
Nhưng rồi mưa dầm thấm lâu, chị quyết định từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời và trở thành nhân viên công tác xã hội tuyên truyền phòng chống AIDS.
Chị Hồng Tâm không chỉ đặc biệt tích cực trong các hoạt động tuyên truyền phòng chống AIDS, mà còn trực tiếp chăm sóc những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Chị đưa các em về chăm sóc dưới mái nhà của mình và từ đó gắn liền với cái tên “Tâm “si đa”.
Chị viết trong hồi ký: “Tôi từng chăm sóc nhiều em bị bệnh AIDS giai đoạn cuối đang sống ở vỉa hè hay công viên. Các em chỉ có một mơ ước duy nhất là khi chết đi có người thân bên cạnh. Dù nguyên nhân nào khiến các em rời bỏ gia đình, dù các em có cố gắng che giấu cảm xúc bằng vẻ mặt bất cần đời, thì các em vẫn không thể giấu đi niềm khao khát: khao khát được yêu thương trong mái ấm gia đình.
Và đây chính là lý do tôi quyết không bỏ cuộc. Tôi muốn các em có một “mái nhà”, được có giây phút sống trong không khí gia đình dẫu rằng cuộc đời của các em ngắn ngủi. Xã hội đã dang rộng vòng tay bảo bọc tôi, tôi không có gì để đền đáp ơn nghĩa ấy.
Tôi chỉ biết là mình phải cố gắng làm tốt công việc hiện tại. Đó là cách tôi trả ơn đời!”.
Cuốn Hồi Ký Tâm“Si-đa” được chị viết với sự động viên của chị Petra, một người Đức sang Việt Nam làm việc tại Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM.
Chị Tâm hy vọng qua cuốn sách này có thể giúp ai đó tránh được những va vấp như chị trước đây.
Để tiếp sức cho chị Hồng Tâm đang nuôi những đứa con ở tuổi ăn tuổi lớn và mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều mạnh thường quân đã giúp mẹ con chị, đóng góp số tiết kiệm, hỗ trợ học phí, dinh dưỡng, tặng laptop, thậm chí tặng cả chi phí phẫu thuật tim cho một đứa con./.
Cuốn sách được viết trong nhiều năm và ra mắt đúng dịp khai mạc Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh 2012 tối ngày 19/3/2012.
Chị Hồng Tâm sẽ có buổi giao lưu với bạn đọc vào lúc 19 giờ tối ngày 24/3/2012 tại Hội sách TP HCM.
Ba má Tâm ly dị, mỗi người đều có gia đình riêng, nhưng bỏ ba đứa con trong đói khát, gửi hết nhà nọ, người kia. Tuy sau đó được ba mang về nuôi, kinh tế khá giả, nhưng cảnh con dì ghẻ sống sung sướng làm cô bé tủi hờn, xa lánh gia đình.
Đến năm 14 tuổi, cô bé bắt đầu biết sử dụng ma túy. Rồi Miền Nam giải phóng, cha đi cải tạo, cuộc sống càng khó khăn với bầy em nhỏ, từ ma túy Tâm đến với mại dâm để nuôi chính mình, nuôi các em và để thỏa cơn nghiện. Tiếp đó là cuộc sống “vào trường ra trại” cai nghiện, mại dâm.
Năm 1992 chị Hồng Tâm được một nhóm tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn quận 1 TP.HCM kiên trì đeo bám, thuyết phục chị tham gia nhóm.
Chị đắn đo rất nhiều, chừng ấy năm trượt dài cùng ma túy, mại dâm, từ bỏ đâu có dễ, nhất là mỗi khi cơn nghiện hoành hành mà không có thuốc.
Nhưng rồi mưa dầm thấm lâu, chị quyết định từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời và trở thành nhân viên công tác xã hội tuyên truyền phòng chống AIDS.
Chị Hồng Tâm không chỉ đặc biệt tích cực trong các hoạt động tuyên truyền phòng chống AIDS, mà còn trực tiếp chăm sóc những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Chị đưa các em về chăm sóc dưới mái nhà của mình và từ đó gắn liền với cái tên “Tâm “si đa”.
Chị viết trong hồi ký: “Tôi từng chăm sóc nhiều em bị bệnh AIDS giai đoạn cuối đang sống ở vỉa hè hay công viên. Các em chỉ có một mơ ước duy nhất là khi chết đi có người thân bên cạnh. Dù nguyên nhân nào khiến các em rời bỏ gia đình, dù các em có cố gắng che giấu cảm xúc bằng vẻ mặt bất cần đời, thì các em vẫn không thể giấu đi niềm khao khát: khao khát được yêu thương trong mái ấm gia đình.
Và đây chính là lý do tôi quyết không bỏ cuộc. Tôi muốn các em có một “mái nhà”, được có giây phút sống trong không khí gia đình dẫu rằng cuộc đời của các em ngắn ngủi. Xã hội đã dang rộng vòng tay bảo bọc tôi, tôi không có gì để đền đáp ơn nghĩa ấy.
Tôi chỉ biết là mình phải cố gắng làm tốt công việc hiện tại. Đó là cách tôi trả ơn đời!”.
Cuốn Hồi Ký Tâm“Si-đa” được chị viết với sự động viên của chị Petra, một người Đức sang Việt Nam làm việc tại Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM.
Chị Tâm hy vọng qua cuốn sách này có thể giúp ai đó tránh được những va vấp như chị trước đây.
Để tiếp sức cho chị Hồng Tâm đang nuôi những đứa con ở tuổi ăn tuổi lớn và mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều mạnh thường quân đã giúp mẹ con chị, đóng góp số tiết kiệm, hỗ trợ học phí, dinh dưỡng, tặng laptop, thậm chí tặng cả chi phí phẫu thuật tim cho một đứa con./.
Hạnh Long (Vietnam+)