Hối hả mua sắm các món đồ không thể thiếu trong ngày giáp Tết

Sáng ngày 19/1 (tức 22 tháng Chạp), mặc dù thời tiết khá âm u song không khí chuẩn bị mua sắm cho ngày cúng “ông Công, ông Táo” trên đường khố và các khu chợ vẫn rất tấp nập.

Sáng ngày 19/1 (tức 22 tháng Chạp), mặc dù thời tiết khá âm u song không khí chuẩn bị mua sắm cho ngày cúng “ông Công, ông Táo” và các món đồ khác trên đường phố và các khu chợ rất tấp nập./.

Cá vàng thả trong ngày cúng ông Công, ông táo được bán với giá 50.000 đồng/'ba ông'. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Những người bán vàng mã rong ruổi trên các nẻo đường. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Bộ vàng mã cúng 'ông Công, ông Táo' kích cỡ nhỏ có giá từ 30.000 đồng - 35.000 đồng. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Cô Vũ Thị Lãng, Lệ Chi, Gia Lâm cho biết, tắm nước mùi già là một trong những phong tục truyền thống được nhiều gia đình Hà Nội lưu giữ trong dịp đón Xuân mới. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Hai mươi năm trồng và cung cấp mùi già trong cho các dịp Tết, dấu ấn thời gian cùng những nhọc nhằn ghi dấu trên đôi bàn tay của cô Vũ Thị Lãng, Lệ Chi, Gia Lâm. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Phật thủ, loại quả quý được nhiều người Hà Nội yêu thích trưng bày trên các mâm quả cúng lễ Tết. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Cô Bùi Thị Quang, Bích Hòa, Thanh Oai, bán những món bánh làm thủ công trên 20 năm tại khu chợ tại quân Long Biên, vui vẻ giới thiệu hương vị từng loại bánh. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Một số người thích mua bầu hồ lô về nhà trong các dịp năm mới, với mong muốn gặp nhiều may mắn và xua đi những tà ma. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Mỗi trái bầu hồ lô được bán với giá 50.000 đồng. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Những cành đào nhỏ có thể trưng bài trên bàn thờ được nhiều người ưa thích. Mỗi cành đào nhỏ được bán với giá 150.000 đồng. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
Hoa cảnh cũng là món hàng không thể thiếu trong ngày Xuân. Mỗi chậu hoa có giá khoảng 30.000 đồng. (Ảnh: Linh Chi/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục