Sáng 19/3, Hội đồng dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011).
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Ksor Phước cho biết tại hội nghị này, các thành viên của Hội đồng nghe và thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XII cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của Hội đồng; chỉ ra những mặt làm tốt, những tồn tại cần khắc phục và giải pháp thực hiện công tác dân tộc của Hội đồng trong thời gian tới.
Nhiệm kỳ khóa XII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Hội đồng dân tộc phối hợp thẩm tra 44 dự án luật và dự án pháp lệnh. Kết thúc nhiệm kỳ, Hội đồng dân tộc đã phối hợp thẩm tra 27 dự án luật và dự án pháp lệnh (đạt 61,36%). Các dự án luật, dự án pháp lệnh được phân công phối hợp thẩm tra cũng như các dự án luật do Hội đồng dân tộc chủ động tham gia ý kiến, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ, ngành… đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng ngày càng cao, đóng góp nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phù hợp với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong nhiệm kỳ qua, Hội đồng dân tộc đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hai nội dung: việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Sơn La; việc thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II, việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án có liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
Hội đồng dân tộc đã thành lập 33 đoàn đến các vùng miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số để trực tiếp giám sát việc thực hiện 8 chương trình, chính sách, dự án. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc trong nhiệm kỳ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ nét là những kiến nghị của Hội đồng đã được Quốc hội ghi nhận, trong đó đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, chính sách đã đề ra để tiếp tục tăng cường cho địa bàn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015…
Cùng với việc thực hiện chức năng giám sát các chuyên đề, Thường trực Hội đồng dân tộc đã xây dựng và thực hiện một số chương trình khảo sát, nắm tình hình tại các địa phương với các nội dung: công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tại một số tỉnh miền núi phía bắc; dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số; tổ chức, quản lý lễ hội của các dân tộc thiểu số…
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như kinh nghiệm hoạt động của thành viên Hội đồng dân tộc không nhiều lại hoạt động kiêm nhiệm và chủ yếu làm việc tại địa phương đã ảnh hướng tới chất lượng hoạt động của Hội đồng; việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị qua giám sát, việc tổng hợp các nội dung cần kiến nghị thông qua các đợt khảo sát thực tế… chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và chưa kịp thời nên hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát và khảo sát còn hạn chế; việc tập hợp những vấn đề quan trọng, nổi cộm và phức tạp trong xây dựng luật, giám sát về lĩnh vực chính sách dân tộc, tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc còn ít….
Trong năm 2011, cùng với công tác xây dựng luật, Hội đồng dân tộc sẽ triển khai công tác khảo sát, giám sát thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm thực hiện sự chỉ đạo, phân công, điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát theo chương trình, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc chủ động các nội dung giám sát, khảo sát; bảo đảm mối liên hệ, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch khảo sát, giám sát.
Năm 2011, Hội đồng dân tộc cũng sẽ tập trung cho công tác tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân; kiện toàn tổ chức Hội đồng dân tộc; bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của Hội đồng dân tộc./.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Ksor Phước cho biết tại hội nghị này, các thành viên của Hội đồng nghe và thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XII cũng như nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của Hội đồng; chỉ ra những mặt làm tốt, những tồn tại cần khắc phục và giải pháp thực hiện công tác dân tộc của Hội đồng trong thời gian tới.
Nhiệm kỳ khóa XII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Hội đồng dân tộc phối hợp thẩm tra 44 dự án luật và dự án pháp lệnh. Kết thúc nhiệm kỳ, Hội đồng dân tộc đã phối hợp thẩm tra 27 dự án luật và dự án pháp lệnh (đạt 61,36%). Các dự án luật, dự án pháp lệnh được phân công phối hợp thẩm tra cũng như các dự án luật do Hội đồng dân tộc chủ động tham gia ý kiến, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ, ngành… đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng ngày càng cao, đóng góp nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phù hợp với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong nhiệm kỳ qua, Hội đồng dân tộc đã phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hai nội dung: việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Sơn La; việc thực hiện xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II, việc quản lý, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án có liên quan trực tiếp đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
Hội đồng dân tộc đã thành lập 33 đoàn đến các vùng miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số để trực tiếp giám sát việc thực hiện 8 chương trình, chính sách, dự án. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc trong nhiệm kỳ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ nét là những kiến nghị của Hội đồng đã được Quốc hội ghi nhận, trong đó đã sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, chính sách đã đề ra để tiếp tục tăng cường cho địa bàn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015…
Cùng với việc thực hiện chức năng giám sát các chuyên đề, Thường trực Hội đồng dân tộc đã xây dựng và thực hiện một số chương trình khảo sát, nắm tình hình tại các địa phương với các nội dung: công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tại một số tỉnh miền núi phía bắc; dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số; tổ chức, quản lý lễ hội của các dân tộc thiểu số…
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như kinh nghiệm hoạt động của thành viên Hội đồng dân tộc không nhiều lại hoạt động kiêm nhiệm và chủ yếu làm việc tại địa phương đã ảnh hướng tới chất lượng hoạt động của Hội đồng; việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị qua giám sát, việc tổng hợp các nội dung cần kiến nghị thông qua các đợt khảo sát thực tế… chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và chưa kịp thời nên hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát và khảo sát còn hạn chế; việc tập hợp những vấn đề quan trọng, nổi cộm và phức tạp trong xây dựng luật, giám sát về lĩnh vực chính sách dân tộc, tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc còn ít….
Trong năm 2011, cùng với công tác xây dựng luật, Hội đồng dân tộc sẽ triển khai công tác khảo sát, giám sát thực hiện theo nguyên tắc: bảo đảm thực hiện sự chỉ đạo, phân công, điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát theo chương trình, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc chủ động các nội dung giám sát, khảo sát; bảo đảm mối liên hệ, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch khảo sát, giám sát.
Năm 2011, Hội đồng dân tộc cũng sẽ tập trung cho công tác tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân; kiện toàn tổ chức Hội đồng dân tộc; bồi dưỡng kỹ năng hoạt động, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của Hội đồng dân tộc./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)