Quan điểm nói chung thường cho rằng giới quan chức là những người ít có khả năng tự tử nhất bởi vị thế xã hội cao, được giáo dục chu đáo và mức độ hài lòng về công việc cũng tốt hơn những nhóm người khác.
Nhưng theo Nhật báo Thượng Hải, một số lượng cao bất thường các vụ quan chức Trung Quốc tự tử kể từ năm ngoái đang khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng thời thế đã thay đổi và đây mới là nhóm người thực sự chịu nhiều áp lực nhất?
Hơn 20 vụ tự tử đã được ghi nhận trong giới chức Trung Quốc kể từ đầu năm 2009 mà riêng trong tháng 12 năm ngoái đã có tới sáu vụ. Tháng 3 này cũng đã có ba trường hợp mới nhất bổ sung vào danh sách trên.
Zhen Lifu, một cố vấn chính trị cấp cao 51 tuổi ở thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông treo cổ tự sát gần nhà hồi tuần trước. Trong thông báo chính thức, chính quyền cho biết ông Zhen từ lâu phải chịu đựng chứng mất ngủ và trầm uất.
Ngày 8/3, Liu Xiaofeng, 49 tuổi, đứng đầu văn phòng kiểm toán địa phương của khu vực Ongniud Banner thuộc Khu tự trị Nội Mông, đã nhảy từ tầng tám tòa nhà văn phòng xuống mặt đất. Nguồn tin từ chính quyền địa phương nói rằng ông Liu bị trầm cảm nặng nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trước đó năm ngày, Li Jianrong, 36 tuổi, đứng đầu văn phòng bảo tồn nguồn nước của huyện Lữ Phong, tỉnh Vân Nam, cũng nhảy lầu tự tử từ văn phòng của mình ở tầng sáu. Cuộc điều tra chung cho biết quan chức trẻ này tìm đến cái chết vì quá căng thẳng bởi công việc cứu trợ động đất và hạn hán.
Theo nhiều nhận định, những quy định mới khiến các cơ quan nhà nước mang tính trách nhiệm cao hơn và công việc của các quan chức cũng phải rõ ràng, minh bạch hơn, làm họ “khó thở” hơn và chịu nhiều áp lực chẳng kém lao động ở các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, những quan chức “nhúng chàm” càng thấy ngột ngạt hơn, chịu sức ép nặng nề hơn bởi chiến dịch mạnh tay bài trừ tham nhũng của chính phủ cũng như sự giám sát ngày càng chặt chẽ của dư luận (nhất là hàng triệu các công dân mạng).
Cho dù không có chi tiết cụ thể về các động cơ thực sự của hàng chục vụ quan chức tự tử ở Trung Quốc từ năm ngoái đến nay, nhiều người nước này cho rằng có một số lượng đáng kể tìm đến cái chết bởi dính dáng đến những vụ tham nhũng. Giáo sư Lin Zhe của trường Đảng Trung ương Trung Quốc nhận xét: “Số vụ tự tử cao bất thường này là một cảnh báo cho các quan chức phải trong sạch, liêm khiết.”
Thường thì các chính quyền địa phương tỏ ra miễn cưỡng trong việc tiết lộ thông tin điều tra về những vụ quan chức tự tử. Điều này càng làm tăng nghi ngờ, đồn đoán rằng quan chức xấu số đó liên quan đến tham nhũng. Giáo sư Lin cho rằng cần thiết lập một cơ chế công bố thông tin rõ ràng, kịp thời đối với những kết quả điều tra.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ việc công bố thông tin cần phải bảo vệ cả sự riêng tư của các thành viên, người thân gia đình nạn nhân./.
Nhưng theo Nhật báo Thượng Hải, một số lượng cao bất thường các vụ quan chức Trung Quốc tự tử kể từ năm ngoái đang khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng thời thế đã thay đổi và đây mới là nhóm người thực sự chịu nhiều áp lực nhất?
Hơn 20 vụ tự tử đã được ghi nhận trong giới chức Trung Quốc kể từ đầu năm 2009 mà riêng trong tháng 12 năm ngoái đã có tới sáu vụ. Tháng 3 này cũng đã có ba trường hợp mới nhất bổ sung vào danh sách trên.
Zhen Lifu, một cố vấn chính trị cấp cao 51 tuổi ở thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông treo cổ tự sát gần nhà hồi tuần trước. Trong thông báo chính thức, chính quyền cho biết ông Zhen từ lâu phải chịu đựng chứng mất ngủ và trầm uất.
Ngày 8/3, Liu Xiaofeng, 49 tuổi, đứng đầu văn phòng kiểm toán địa phương của khu vực Ongniud Banner thuộc Khu tự trị Nội Mông, đã nhảy từ tầng tám tòa nhà văn phòng xuống mặt đất. Nguồn tin từ chính quyền địa phương nói rằng ông Liu bị trầm cảm nặng nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trước đó năm ngày, Li Jianrong, 36 tuổi, đứng đầu văn phòng bảo tồn nguồn nước của huyện Lữ Phong, tỉnh Vân Nam, cũng nhảy lầu tự tử từ văn phòng của mình ở tầng sáu. Cuộc điều tra chung cho biết quan chức trẻ này tìm đến cái chết vì quá căng thẳng bởi công việc cứu trợ động đất và hạn hán.
Theo nhiều nhận định, những quy định mới khiến các cơ quan nhà nước mang tính trách nhiệm cao hơn và công việc của các quan chức cũng phải rõ ràng, minh bạch hơn, làm họ “khó thở” hơn và chịu nhiều áp lực chẳng kém lao động ở các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, những quan chức “nhúng chàm” càng thấy ngột ngạt hơn, chịu sức ép nặng nề hơn bởi chiến dịch mạnh tay bài trừ tham nhũng của chính phủ cũng như sự giám sát ngày càng chặt chẽ của dư luận (nhất là hàng triệu các công dân mạng).
Cho dù không có chi tiết cụ thể về các động cơ thực sự của hàng chục vụ quan chức tự tử ở Trung Quốc từ năm ngoái đến nay, nhiều người nước này cho rằng có một số lượng đáng kể tìm đến cái chết bởi dính dáng đến những vụ tham nhũng. Giáo sư Lin Zhe của trường Đảng Trung ương Trung Quốc nhận xét: “Số vụ tự tử cao bất thường này là một cảnh báo cho các quan chức phải trong sạch, liêm khiết.”
Thường thì các chính quyền địa phương tỏ ra miễn cưỡng trong việc tiết lộ thông tin điều tra về những vụ quan chức tự tử. Điều này càng làm tăng nghi ngờ, đồn đoán rằng quan chức xấu số đó liên quan đến tham nhũng. Giáo sư Lin cho rằng cần thiết lập một cơ chế công bố thông tin rõ ràng, kịp thời đối với những kết quả điều tra.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ việc công bố thông tin cần phải bảo vệ cả sự riêng tư của các thành viên, người thân gia đình nạn nhân./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)