Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Anh-Việt Len Aldis khẳng định sẽ tiếp tục sát cánh cùng các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ cho đến khi giành thắng lợi.
Tại buổi làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) sáng 5/11, ông Len Aldis cho biết cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về hậu quả của chất độc da cam đối với môi trường và con người ở Việt Nam, Hội Hữu nghị Anh-Việt đã phát động tại Anh cuộc tẩy chay đối với các sản phẩm của Công ty Monsanto - một trong những công ty hóa chất Mỹ đã từng sản xuất ra chất độc da cam/dioxin để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Bày tỏ sự thất vọng về phán quyết của Tòa án Mỹ, ông Len Aldis đồng thời cho rằng cuộc đấu tranh này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa bằng các hoạt động thường xuyên và “sống động” hơn để thu hút sự ủng hộ của công luận trên thế giới.
“VAVA có thể làm thêm các bộ phim tài liệu mới về chất độc da cam, có bổ sung, cập nhật về tình hình vụ kiện để dư luận thế giới hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh giành công lý của các nạn nhân”, ông Len Aldis gợi ý.
Đánh giá cao những hoạt động của Hội Hữu nghị Anh-Việt nói chung và cá nhân ông Len Aldis nói riêng đối với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Phó Chủ tịch VAVA Nguyễn Trọng Nhân khẳng định sẽ tiếp tục kiên trì cuộc đấu tranh cho đến khi công lý giành thắng lợi
Luật sư của VAVA, ông Lưu Văn Đạt cho biết, VAVA sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên 2 kênh tòa án và ngoài tòa án. Theo đó, với kênh tòa án, VAVA sẽ xem xét việc khởi kiện tại một tòa án khác ở Mỹ hoặc ở Tây Âu, theo khuyến nghị của Hội Luật gia Dân chủ Thế giới. Với kênh ngoài tòa án, VAVA sẽ tiếp tục vận động dư luận trong và ngoài nước ủng hộ cho vụ kiện bằng nhiều hình thức phong phú.
Buổi làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là một trong nhiều hoạt động của ông Len Aldis trong chuyến đi đánh dấu 20 năm ông đến Việt Nam, kể từ năm 1989.
Khi đó, những tác hại của chất độc da cam mà ông tận mắt chứng kiến tại làng Hóg Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, đã ám ảnh và thôi thúc ông phải hành động giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Trong 20 năm qua, ông miệt mài đi khắp nơi tìm kiếm những tư liệu, hiện vật cùng những con người cụ thể để làm bằng chứng cho cuộc đấu tranh đòi công bằng mà theo ông “cần phải có và phải được thực thi”. Tên của ông được hàng triệu người dân Việt Nam biết đến qua sáng kiến thu thập chữ ký đòi công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam trên mạng Internet của Hội Hữu nghị Anh-Việt.
Ông từng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nhiều thế hệ Tổng thống Mỹ, Quốc hội Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ và tòa án Mỹ kêu gọi trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Ngày 30/4 vừa qua, ông Len Aldis đã lập đơn kiến nghị trực tuyến gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nghị sĩ Mỹ để phản đối phán quyết của tòa án Mỹ. Đến nay, đơn kiến nghị này đã được nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế ký tên ủng hộ.
Bên cạnh đó, ông và nhiều người bạn Anh trong Hội Hữu nghị Anh-Việt còn tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển để giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng, Hà Tĩnh, giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở làng Hòa Bình và nhiều địa phương khác.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Len Aldis còn làm việc với Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Anh, nói chuyện với các sinh viên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Tại buổi làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) sáng 5/11, ông Len Aldis cho biết cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về hậu quả của chất độc da cam đối với môi trường và con người ở Việt Nam, Hội Hữu nghị Anh-Việt đã phát động tại Anh cuộc tẩy chay đối với các sản phẩm của Công ty Monsanto - một trong những công ty hóa chất Mỹ đã từng sản xuất ra chất độc da cam/dioxin để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Bày tỏ sự thất vọng về phán quyết của Tòa án Mỹ, ông Len Aldis đồng thời cho rằng cuộc đấu tranh này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa bằng các hoạt động thường xuyên và “sống động” hơn để thu hút sự ủng hộ của công luận trên thế giới.
“VAVA có thể làm thêm các bộ phim tài liệu mới về chất độc da cam, có bổ sung, cập nhật về tình hình vụ kiện để dư luận thế giới hiểu rõ hơn cuộc đấu tranh giành công lý của các nạn nhân”, ông Len Aldis gợi ý.
Đánh giá cao những hoạt động của Hội Hữu nghị Anh-Việt nói chung và cá nhân ông Len Aldis nói riêng đối với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Phó Chủ tịch VAVA Nguyễn Trọng Nhân khẳng định sẽ tiếp tục kiên trì cuộc đấu tranh cho đến khi công lý giành thắng lợi
Luật sư của VAVA, ông Lưu Văn Đạt cho biết, VAVA sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên 2 kênh tòa án và ngoài tòa án. Theo đó, với kênh tòa án, VAVA sẽ xem xét việc khởi kiện tại một tòa án khác ở Mỹ hoặc ở Tây Âu, theo khuyến nghị của Hội Luật gia Dân chủ Thế giới. Với kênh ngoài tòa án, VAVA sẽ tiếp tục vận động dư luận trong và ngoài nước ủng hộ cho vụ kiện bằng nhiều hình thức phong phú.
Buổi làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là một trong nhiều hoạt động của ông Len Aldis trong chuyến đi đánh dấu 20 năm ông đến Việt Nam, kể từ năm 1989.
Khi đó, những tác hại của chất độc da cam mà ông tận mắt chứng kiến tại làng Hóg Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, đã ám ảnh và thôi thúc ông phải hành động giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Trong 20 năm qua, ông miệt mài đi khắp nơi tìm kiếm những tư liệu, hiện vật cùng những con người cụ thể để làm bằng chứng cho cuộc đấu tranh đòi công bằng mà theo ông “cần phải có và phải được thực thi”. Tên của ông được hàng triệu người dân Việt Nam biết đến qua sáng kiến thu thập chữ ký đòi công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam trên mạng Internet của Hội Hữu nghị Anh-Việt.
Ông từng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nhiều thế hệ Tổng thống Mỹ, Quốc hội Mỹ, các công ty hóa chất Mỹ và tòa án Mỹ kêu gọi trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Ngày 30/4 vừa qua, ông Len Aldis đã lập đơn kiến nghị trực tuyến gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nghị sĩ Mỹ để phản đối phán quyết của tòa án Mỹ. Đến nay, đơn kiến nghị này đã được nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế ký tên ủng hộ.
Bên cạnh đó, ông và nhiều người bạn Anh trong Hội Hữu nghị Anh-Việt còn tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển để giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng, Hà Tĩnh, giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở làng Hòa Bình và nhiều địa phương khác.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Len Aldis còn làm việc với Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Anh, nói chuyện với các sinh viên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)