Năm học mới bắt đầu hơn 1 tháng, nhưng khắp các cổng trường giờ tan học, tình trạng học sinh đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, “kẹp” 3-4 người luồn lách, vượt đèn đỏ, tụ tập phóng nhanh vượt ẩu trên nhiều tuyến phố đã gia tăng.
Tình trạng này khiến trật tự nhiều tuyến phố lộn xộn, ùn tắc, lực lượng cảnh sát giao thông rất vất vả.
Đua nhau “nhờn” luật
Vệc học sinh tham gia giao thông bằng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, lại thường xuyên chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, vượt đèn đỏ, tụ tập đông xe gắn máy dưới lòng đường… đang gây ra nhiều hình ảnh phản cảm cho bộ mặt giao thông thủ đô vốn đã lắm rối rắm.
Theo thống kê của Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), các lỗi học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ nêu trên được máy ghi hình của cảnh sát giao thông lưu lại nhiều nhất trong số các lỗi vi phạm hiện nay, nhất là các trường trong các quận nội thành như trường Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Trần Phú, Bán công Phan Huy Chú, Chu Văn An, Đại Mỗ, Kim Liên…
Thậm chí, có ngày chỉ trong vòng 30 phút vào giờ tan học, máy ghi hình đã phát hiện hàng chục trường hợp vi phạm.
Việc học sinh phổ thông đi xe gắn máy đến trường khi chưa đủ tuổi hiện nay xuất phát phần lớn từ nguyên nhân như nhiều gia đình có điều kiện nuông chiều, sẵn sàng giao xe cho con đi học, mà không cần biết con em mình sử dụng chiếc xe như thế nào, vi phạm ra sao; trong khi đó nhiều nhà trường thiếu sự quản lý, giáo dục và tuyên truyền sâu sát đến từng học sinh, nhất là những trường bán công, dân lập.
Điều này đã tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh đua nhau “xính” đi xe gắn máy đến trường và thể hiện tính cách “oai” với bạn bè.
Bên cạnh đó, việc thả nổi những điểm trông xe gắn máy xung quanh khu vực các trường học, mà thiếu sự giám sát của chính quyền sở tại cũng vô tình tiếp tay cho học sinh đi xe gắn máy đến trường diễn ra phổ biến.
Nhiều điểm trông xe gia đình nhận trông giữ xe mặc dù biết rõ là học sinh (mặc áo có phù hiệu) vẫn nhận giữ xe, thông đồng với học sinh khi gửi xe (chỉ cần đến khóa cổ xe rồi đi không cần ghi vé xe).
Chưa hết, nhiều học sinh không chỉ cố tình vi phạm, tỏ ra coi thường pháp luật, mà còn ngang nhiên chống lại người thi hành công vụ khi phạm luật, hoặc bỏ chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Đây thực sự đang là mối lo ngại đáng báo động đối với việc quản lý, dạy dỗ học sinh hiện nay từ nhà đến trường và xã hội.
Hưởng ứng Tháng An toàn giao thông với chủ đề “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu nhi và cộng đồng,” Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều chương trình cổ động, tuyên truyền tới học sinh các trường phổ thông về thực hiện văn hóa giao thông học đường, nhằm nâng cao ý thức tự giác bản thân, giữ an toàn giao thông cho chính mình và cho xã hội, nhưng nhiều học sinh vẫn tỏ ra coi thường, gây bức xúc xã hội, trở thành bài toán khó giải đối với các cơ quan chức năng.
Ngăn chặn phải từ gốc
Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ gia tăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục hưởng ứng Tháng an toàn giao thông (tháng 9/2010), yêu cầu các trường phổ thông xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, bị lực lượng cảnh sát giao thông bắt giữ, xử lý, thông báo về nhà trường.
Theo nội dung công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các Sở, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý nhấn mạnh các trường tiểu học, mẫu giáo phải triển khai ngay việc yêu cầu học sinh khi ngồi xe môtô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và đề nghị phụ huynh ký cam kết với nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định này; các trường trung học phổ thông ký cam kết quản lý học sinh không để tình trạng học sinh điều khiển môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có giấy phép lái xe xảy ra; đồng thời yêu cầu phụ huynh học sinh cùng ký cam kết với nhà trường để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
Công văn cũng đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội tăng cường chỉ đạo các lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý, cập nhật, lưu giữ các thông tin chính xác (họ tên, địa chỉ) những trường hợp vi phạm luật khi tham gia giao thông, mà đối tượng là cán bộ công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, để kịp thời thông báo tới nhà trường.
Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Hà Nội cũng đang tập trung triển khai Kế hoạch 57 về xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trong đó chỉ đạo và quán triệt tới 100% chiến sỹ các đội cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm điều lệnh công tác khi thi hành nhiệm vụ để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố như ùn tắc giao thông ở các cổng trường học, xử lý học sinh đi mô tô, xe gắn máy đến trường.
Mỗi đội cảnh sát giao thông thuộc Phòng chủ động bố trí ít nhất 1 tổ hoặc nhiều tổ tuần tra, phối kết hợp chặt chẽ cả lực lượng chốt trực và lực lượng cảnh sát giao thông hóa trang mặc thường phục nắm tình hình ở các điểm trông giữ xe môtô xung quanh các trường học, nếu phát hiện học sinh vi phạm sẽ thông báo bằng bộ đàm cho tổ tuần tra ở gần đó kịp thời đến xử lý; duy trì thông báo định kỳ danh sách những học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý đến nhà trường để cùng phối hợp giáo dục.
Ngoài ra, Phòng cảnh sát giao thông cũng lập kênh thông tin nóng với các nhà trường trong việc kiểm tra, xác minh hai chiều những thông tin học sinh, sinh viên cố tình khai man, khai báo không chính xác khi vi phạm và bị xử phạt./.
Tình trạng này khiến trật tự nhiều tuyến phố lộn xộn, ùn tắc, lực lượng cảnh sát giao thông rất vất vả.
Đua nhau “nhờn” luật
Vệc học sinh tham gia giao thông bằng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, lại thường xuyên chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, vượt đèn đỏ, tụ tập đông xe gắn máy dưới lòng đường… đang gây ra nhiều hình ảnh phản cảm cho bộ mặt giao thông thủ đô vốn đã lắm rối rắm.
Theo thống kê của Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), các lỗi học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ nêu trên được máy ghi hình của cảnh sát giao thông lưu lại nhiều nhất trong số các lỗi vi phạm hiện nay, nhất là các trường trong các quận nội thành như trường Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Trần Phú, Bán công Phan Huy Chú, Chu Văn An, Đại Mỗ, Kim Liên…
Thậm chí, có ngày chỉ trong vòng 30 phút vào giờ tan học, máy ghi hình đã phát hiện hàng chục trường hợp vi phạm.
Việc học sinh phổ thông đi xe gắn máy đến trường khi chưa đủ tuổi hiện nay xuất phát phần lớn từ nguyên nhân như nhiều gia đình có điều kiện nuông chiều, sẵn sàng giao xe cho con đi học, mà không cần biết con em mình sử dụng chiếc xe như thế nào, vi phạm ra sao; trong khi đó nhiều nhà trường thiếu sự quản lý, giáo dục và tuyên truyền sâu sát đến từng học sinh, nhất là những trường bán công, dân lập.
Điều này đã tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ học sinh đua nhau “xính” đi xe gắn máy đến trường và thể hiện tính cách “oai” với bạn bè.
Bên cạnh đó, việc thả nổi những điểm trông xe gắn máy xung quanh khu vực các trường học, mà thiếu sự giám sát của chính quyền sở tại cũng vô tình tiếp tay cho học sinh đi xe gắn máy đến trường diễn ra phổ biến.
Nhiều điểm trông xe gia đình nhận trông giữ xe mặc dù biết rõ là học sinh (mặc áo có phù hiệu) vẫn nhận giữ xe, thông đồng với học sinh khi gửi xe (chỉ cần đến khóa cổ xe rồi đi không cần ghi vé xe).
Chưa hết, nhiều học sinh không chỉ cố tình vi phạm, tỏ ra coi thường pháp luật, mà còn ngang nhiên chống lại người thi hành công vụ khi phạm luật, hoặc bỏ chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác. Đây thực sự đang là mối lo ngại đáng báo động đối với việc quản lý, dạy dỗ học sinh hiện nay từ nhà đến trường và xã hội.
Hưởng ứng Tháng An toàn giao thông với chủ đề “Văn hóa giao thông vì sự an toàn của thanh, thiếu nhi và cộng đồng,” Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều chương trình cổ động, tuyên truyền tới học sinh các trường phổ thông về thực hiện văn hóa giao thông học đường, nhằm nâng cao ý thức tự giác bản thân, giữ an toàn giao thông cho chính mình và cho xã hội, nhưng nhiều học sinh vẫn tỏ ra coi thường, gây bức xúc xã hội, trở thành bài toán khó giải đối với các cơ quan chức năng.
Ngăn chặn phải từ gốc
Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ gia tăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục hưởng ứng Tháng an toàn giao thông (tháng 9/2010), yêu cầu các trường phổ thông xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, bị lực lượng cảnh sát giao thông bắt giữ, xử lý, thông báo về nhà trường.
Theo nội dung công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các Sở, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý nhấn mạnh các trường tiểu học, mẫu giáo phải triển khai ngay việc yêu cầu học sinh khi ngồi xe môtô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và đề nghị phụ huynh ký cam kết với nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định này; các trường trung học phổ thông ký cam kết quản lý học sinh không để tình trạng học sinh điều khiển môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có giấy phép lái xe xảy ra; đồng thời yêu cầu phụ huynh học sinh cùng ký cam kết với nhà trường để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
Công văn cũng đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội tăng cường chỉ đạo các lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý, cập nhật, lưu giữ các thông tin chính xác (họ tên, địa chỉ) những trường hợp vi phạm luật khi tham gia giao thông, mà đối tượng là cán bộ công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, để kịp thời thông báo tới nhà trường.
Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Hà Nội cũng đang tập trung triển khai Kế hoạch 57 về xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trong đó chỉ đạo và quán triệt tới 100% chiến sỹ các đội cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm điều lệnh công tác khi thi hành nhiệm vụ để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố như ùn tắc giao thông ở các cổng trường học, xử lý học sinh đi mô tô, xe gắn máy đến trường.
Mỗi đội cảnh sát giao thông thuộc Phòng chủ động bố trí ít nhất 1 tổ hoặc nhiều tổ tuần tra, phối kết hợp chặt chẽ cả lực lượng chốt trực và lực lượng cảnh sát giao thông hóa trang mặc thường phục nắm tình hình ở các điểm trông giữ xe môtô xung quanh các trường học, nếu phát hiện học sinh vi phạm sẽ thông báo bằng bộ đàm cho tổ tuần tra ở gần đó kịp thời đến xử lý; duy trì thông báo định kỳ danh sách những học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý đến nhà trường để cùng phối hợp giáo dục.
Ngoài ra, Phòng cảnh sát giao thông cũng lập kênh thông tin nóng với các nhà trường trong việc kiểm tra, xác minh hai chiều những thông tin học sinh, sinh viên cố tình khai man, khai báo không chính xác khi vi phạm và bị xử phạt./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)