Học sinh tiểu học Hà Nội hào hứng với giờ học giáo dục STEM
Giáo dục STEM ở bậc tiểu học hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm ở 7 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng ra phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm học 2023-2024.
Phạm Mai
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 909/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học. Theo đó, giáo dục STEM chính thức trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc trong các nhà trường. Trong năm học 2022-2023 đã có 7 địa phương tham gia thí điểm, mỗi địa phương chọn 5 quận, huyện. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Dù Thanh Trì không phải là một trong 5 quận, huyện được Hà Nội chọn thí điểm nhưng hoạt động giáo dục STEM vẫn được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Bên cạnh tập huấn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Trì, các nhà trường, giáo viên tự tìm hiểu, học hỏi từ các chuyên gia, Internet và đơn vị bạn. Trong ảnh, cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường Tiểu học A, thị trấn Văn Điển cũng đã đưa STEM đến học trò. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Chủ đề hôm nay cô giao cho học trò là chế tạo bình giữ nhiệt từ nguyên liệu đơn giản quanh em. Không khí lớp học lập tức trở nên sôi động. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Khác với lớp học truyền thống, các bàn được kê lại để học sinh ngồi quây thành từng nhóm. Mỗi nhóm đều được đặt tên riêng và say sưa thảo luận ý tưởng. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Một học sinh đại diện nhóm lên thuyết trình ý tưởng trước cô giáo và cả lớp. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Các nhóm bắt tay vào thực hành, biến ý tưởng thành sản phẩm. Cô Lan Phương cẩn thận nhắc nhở và hỗ trợ các con các công đoạn khó, cần sử dụng dao. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Nguyên liệu được học sinh sử dụng đa dạng. Có nhóm tận dụng hộp carton… (Ảnh: PM/Vietnam+)
…và nhồi thêm một lớp trấu để cách nhiệt. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Nhóm khác lại dùng giấy báo, xốp bên trong, trang trí bằng que gỗ và ống hút giấy sặc sỡ bên ngoài. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Tỷ mẩn trong từng công đoạn. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Cả nhóm cùng phối hợp để cho ra sản phẩm. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Các bình nước giữ nhiệt sặc sỡ sắc màu và đa dạng kiểu dáng được trưng bày trước lớp. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Cả lớp hồi hộp chờ đợi màn kiểm tra khả năng giữ nhiệt của các bình. Cô Lan Phương cẩn thận đổ nước nóng vào chai thủy tinh để đối sánh…(Ảnh: PM/Vietnam+)
…rồi lần lượt đổ nước nóng vào các bình giữ nhiệt xinh xắn do học trò vừa làm. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Trong khi chờ để kiểm tra thành phẩm, các nhóm lần lượt giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình…
…và trả lời các câu hỏi từ các bạn trong lớp.
Một học sinh đo nhiệt độ của các bình sau khi các nhóm trình bày xong để tìm ra sự khác nhau trong khả năng truyền nhiệt của các nguyên liệu. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Dự giờ dạy của cô Lan Phương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chăm chú theo dõi các hoạt động của học sinh. Theo Thứ trưởng Độ, sự hào hứng của học sinh chính là minh chứng cho thấy đưa STEM vào trường học là hướng đi đúng. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, từ năm học 2023-2024, giáo dục STEM sẽ là hoạt động bắt buộc trong tất cả các trường tiểu học ở Hà Nội và đây là một trong những cách thức để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, kỹ năng cho học sinh. (Ảnh: PM/Vietnam+)
STEM có thể hiểu đơn giản là việc dạy cho trẻ biết bản chất của sự vật, hiện tượng, theo từng mức độ nhận thức của trẻ, với hình thức dạy trực quan, sinh động, có tính tương tác cao.
Đông đảo học sinh và phụ huynh ở nhiều lứa tuổi đã cùng tham gia chương trình "Trại Hè thiên tài nhí STEM 2019" tại Nhà văn hóa quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của hai em Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, học sinh Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh đoạt giải ba Hội thi ISEF.
Nhận thấy những bản kiểm điểm không giúp học sinh thay đổi mà còn khiến các em thấy áp lực, tự ti, cô Quỳnh đã áp dụng cách mà cô học hỏi được từ đồng nghiệp ở nước ngoài: Ký hợp đồng hành vi.