Những ngày cuối tháng 5, nhiều trường trung học phổ thông trên cả nước đang cùng xao xuyến với thế hệ học trò sinh năm 1992 cùng “Lễ tri ân" đầu tiên mà các em có được trước khi rời xa mái trường yêu dấu.
Hoạt động trên là một trong 15 nội dung của kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2009-2010” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam ký kết từ đầu năm học 2009-2010.
Phóng viên Vietnam+ có mặt chứng kiến và tham dự như “người trong cuộc” tại một trường tổ chức khá ấn tượng lễ biết ơn này. Đó là trường trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. Trên tấm phông lớn là hình ảnh ban giám hiệu cùng 9 giáo viên chủ nhiệm tiễn học trò (qua biểu tượng 9 chiếc thuyền căng buồm ra biển lớn - cuộc đời).
Cha mẹ “có quyền” chứng kiến lễ trưởng thành của con
Một cô giáo làm công tác chủ nhiệm 19 năm, đã chia tay hàng chục lớp 12 ra trường tâm sự rằng: “Năm nào tôi cũng xúc động không nén được nước mắt vì sắp xa một lứa học trò. Năm nào học trò cũng có lưu bút nhớ thương. Song năm nay, tôi cảm nhận rõ sự khác biệt rất nhiều. Người thầy được sát cánh bên phụ huynh đón nhận tình cảm của các con.”
Chưa bao giờ việc chia tay với ngôi trường, với các thầy cô lại trở nên gần gũi như thế với mỗi gia đình học sinh. Toàn bộ phụ huynh khối 12 được trân trọng mời đến buổi lễ để chứng kiến lễ ra trường của con.
Nhiều phụ huynh có mặt đã hết sức ngỡ ngàng khi thấy con mình có tình cảm sâu sắc đến thế, được thầy cô và bè bạn yêu thương đến thế trong môi trường học đường. Trong khi trước đó, phụ huynh thường chỉ được nghe kể và hình dung rất lõm bõm.
Một phụ huynh có con ra trường năm trước đã thốt lên: “Giá như năm ngoái được mời đến buổi lễ tri ân như vậy, thì bận mấy tôi cũng có mặt. Quý giá lắm và cũng rất cần nữa. Thời nay ai cũng chỉ có một, hai đứa con thôi, chứ có năm có bảy gì đâu mà ngại.”
Những lời yêu thương
Trong suốt buổi lễ tri ân, đã có những khoảng im lặng kéo dài, những giọt nước mắt của cha mẹ, của thầy cô và rất nhiều học sinh đã lặng lẽ rơi khi lắng nghe những dòng tâm sự.
Các cô cậu học trò đã dành cho đấng sinh thành, dưỡng dục của mình. Những lời lẽ mộc mạc, trong sáng và giàu tình cảm mà bình thường các em không mấy ai nói ra cùng cha mẹ.
Học sinh Nguyễn Anh Tuấn lớp 12B6 đã viết những dòng tâm sự “Thân gửi hai người mẹ của con”: "Chưa bao giờ con thấy biết ơn, thấy hiểu những lo toan suốt 18 năm qua mẹ đã nuôi con lớn khôn. Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ. Nói ra lời này thật ngại nhưng mẹ đã nuôi con khỏe mạnh, khôn lớn và với số đo cân nặng lý tưởng để đi đâu người ta cũng biết con là con của mẹ. Chính đôi bàn tay kia, ánh mắt tình thương kia đã nuôi lớn con!”
"…Cô ơi! Cô đừng quên con nhé! Khi nào đèn hỏng cô gọi con, cô nhé! Con sẽ cố thi đỗ đại học để không phụ lòng cô và mẹ! Con cảm ơn hai người mẹ đã cho con có ngày hôm nay."
Học sinh Trương Quỳnh Anh lớp 12A1 bộc bạch: “Cô giáo chủ nhiệm của tôi - mẹ Nga là người tôi vô cùng yêu quý. Mẹ luôn tận tình dạy bảo chúng tôi trở thành những người phụ nữ đảm đang. Tôi yêu quý mẹ, yêu cái dáng người quá khổ của mẹ. Mẹ như người bạn luôn ở bên vỗ về, dạy bảo chúng tôi. 51 người con là 51 tình yêu dành cho mẹ. Dù ra trường nhưng chúng tôi luôn là những đứa con yêu quý của mẹ!”
Học sinh Nguyễn Thanh Thủy lớp 12B4 viết: "Bố ơi! Bố đã cho con một tuổi thơ quá đỗi tuyệt vời; bố cho con một tình thương ấm áp mà không phải bất cứ người cha nào cũng làm được như bố. Con thích cái cách bố yêu con, quan tâm con nhưng không nói ra thành lời. Hằng ngày ngồi sau xe bố, con đều vòng tay ôm lấy bụng bố. Cuộc đời con có đủ vạn lần được ôm bố thế nữa không. Con tự hào khi được làm con bố. Con yêu gia đình mình và con sẽ trân trọng tất cả những gì mình đang có.”
Những dòng chữ trên chúng tôi đã trích nguyên văn từ một vài trang giấy trong mấy trăm lời tri ân được lưu lại sau buổi lễ “Tri ân trưởng thành” của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú.
Những dòng chữ như thế được được đọc lên từ hai MC của chương trình là một cô giáo dạy văn có giọng ngọt ngào và giọng ấm vang một thầy giáo đã khiến hơn 400 phụ huynh, toàn thể giáo viên và học sinh cùng xúc động.
Những học sinh lớp 10 và 11 dường như đã nhìn thấy trước hành trình của mình. Các em hiểu được những điều mà nếu không có buổi lễ, có lẽ các em còn “hồn nhiên” kiểu vô tâm, vô tình lâu hơn.
Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp đã dặn dò những câu cuối buổi lễ biết ơn thật cảm động: “Hôm nay ta có nhau, ngày mai phải xa rồi... Mai này, giọng nói của thầy cô không còn theo các em để nhắc nhở hay ôn tồn tha thứ, bàn tay thầy cô không còn trực tiếp giúp các em được nữa dù rất muốn che chở bằng bài giảng và cả những lời khuyên.
Nhưng ngày mai bắt đầu từ hôm nay, vậy nên các em hãy vững vàng, tự tin, bản lĩnh khẳng định mình trong 2 kỳ thi tốt nghiệp và đại học để trả nợ ân tình với cha mẹ với thầy cô và cũng là để chứng minh mình đã khôn lớn. Thầy cô mong được gặp lại tất cả các em trong một ngày gần nhất với niềm vui hân hoan chiến thắng.”
“Văn hóa biết ơn” cần được nhân rộng
Đã đến lúc, các trường phải nhân rộng hình thức ngày lễ này để giáo dục học sinh giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, biết tri ân những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục mình. Qua đó cho các em hiểu rõ về sự trưởng thành của bản thân để các em sống tự tin và có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.
Tuy nhiên để việc tổ chức ngày lễ đạt hiệu quả cao nhất, các trường cần phải có khâu chuẩn bị tốt. Từ đó mỗi người tham gia cảm nhận được ý nghĩa của buổi lễ. Các trường phải mời được tất cả phụ huynh tới tham dự để họ có thể hiểu được tấm lòng, tâm sự, thấy được sự trưởng thành của con em mình.
Bất cứ trường trung học phổ thông nào cũng có thể tổ chức ngày lễ “Tri ân và trưởng thành." Tuy nhiên, các trường cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng học sinh và phụ huynh của mình mà tổ chức phù hợp.
Tại các trường trung học phổ thông phía nam đã có nhiều trường tổ chức khá thành công lễ tri ân trưởng thành với hàng ngàn biến tấu, muôn vạn sắc màu./.
Hoạt động trên là một trong 15 nội dung của kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2009-2010” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam ký kết từ đầu năm học 2009-2010.
Phóng viên Vietnam+ có mặt chứng kiến và tham dự như “người trong cuộc” tại một trường tổ chức khá ấn tượng lễ biết ơn này. Đó là trường trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. Trên tấm phông lớn là hình ảnh ban giám hiệu cùng 9 giáo viên chủ nhiệm tiễn học trò (qua biểu tượng 9 chiếc thuyền căng buồm ra biển lớn - cuộc đời).
Cha mẹ “có quyền” chứng kiến lễ trưởng thành của con
Một cô giáo làm công tác chủ nhiệm 19 năm, đã chia tay hàng chục lớp 12 ra trường tâm sự rằng: “Năm nào tôi cũng xúc động không nén được nước mắt vì sắp xa một lứa học trò. Năm nào học trò cũng có lưu bút nhớ thương. Song năm nay, tôi cảm nhận rõ sự khác biệt rất nhiều. Người thầy được sát cánh bên phụ huynh đón nhận tình cảm của các con.”
Chưa bao giờ việc chia tay với ngôi trường, với các thầy cô lại trở nên gần gũi như thế với mỗi gia đình học sinh. Toàn bộ phụ huynh khối 12 được trân trọng mời đến buổi lễ để chứng kiến lễ ra trường của con.
Nhiều phụ huynh có mặt đã hết sức ngỡ ngàng khi thấy con mình có tình cảm sâu sắc đến thế, được thầy cô và bè bạn yêu thương đến thế trong môi trường học đường. Trong khi trước đó, phụ huynh thường chỉ được nghe kể và hình dung rất lõm bõm.
Một phụ huynh có con ra trường năm trước đã thốt lên: “Giá như năm ngoái được mời đến buổi lễ tri ân như vậy, thì bận mấy tôi cũng có mặt. Quý giá lắm và cũng rất cần nữa. Thời nay ai cũng chỉ có một, hai đứa con thôi, chứ có năm có bảy gì đâu mà ngại.”
Những lời yêu thương
Trong suốt buổi lễ tri ân, đã có những khoảng im lặng kéo dài, những giọt nước mắt của cha mẹ, của thầy cô và rất nhiều học sinh đã lặng lẽ rơi khi lắng nghe những dòng tâm sự.
Các cô cậu học trò đã dành cho đấng sinh thành, dưỡng dục của mình. Những lời lẽ mộc mạc, trong sáng và giàu tình cảm mà bình thường các em không mấy ai nói ra cùng cha mẹ.
Học sinh Nguyễn Anh Tuấn lớp 12B6 đã viết những dòng tâm sự “Thân gửi hai người mẹ của con”: "Chưa bao giờ con thấy biết ơn, thấy hiểu những lo toan suốt 18 năm qua mẹ đã nuôi con lớn khôn. Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ. Nói ra lời này thật ngại nhưng mẹ đã nuôi con khỏe mạnh, khôn lớn và với số đo cân nặng lý tưởng để đi đâu người ta cũng biết con là con của mẹ. Chính đôi bàn tay kia, ánh mắt tình thương kia đã nuôi lớn con!”
"…Cô ơi! Cô đừng quên con nhé! Khi nào đèn hỏng cô gọi con, cô nhé! Con sẽ cố thi đỗ đại học để không phụ lòng cô và mẹ! Con cảm ơn hai người mẹ đã cho con có ngày hôm nay."
Học sinh Trương Quỳnh Anh lớp 12A1 bộc bạch: “Cô giáo chủ nhiệm của tôi - mẹ Nga là người tôi vô cùng yêu quý. Mẹ luôn tận tình dạy bảo chúng tôi trở thành những người phụ nữ đảm đang. Tôi yêu quý mẹ, yêu cái dáng người quá khổ của mẹ. Mẹ như người bạn luôn ở bên vỗ về, dạy bảo chúng tôi. 51 người con là 51 tình yêu dành cho mẹ. Dù ra trường nhưng chúng tôi luôn là những đứa con yêu quý của mẹ!”
Học sinh Nguyễn Thanh Thủy lớp 12B4 viết: "Bố ơi! Bố đã cho con một tuổi thơ quá đỗi tuyệt vời; bố cho con một tình thương ấm áp mà không phải bất cứ người cha nào cũng làm được như bố. Con thích cái cách bố yêu con, quan tâm con nhưng không nói ra thành lời. Hằng ngày ngồi sau xe bố, con đều vòng tay ôm lấy bụng bố. Cuộc đời con có đủ vạn lần được ôm bố thế nữa không. Con tự hào khi được làm con bố. Con yêu gia đình mình và con sẽ trân trọng tất cả những gì mình đang có.”
Những dòng chữ trên chúng tôi đã trích nguyên văn từ một vài trang giấy trong mấy trăm lời tri ân được lưu lại sau buổi lễ “Tri ân trưởng thành” của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú.
Những dòng chữ như thế được được đọc lên từ hai MC của chương trình là một cô giáo dạy văn có giọng ngọt ngào và giọng ấm vang một thầy giáo đã khiến hơn 400 phụ huynh, toàn thể giáo viên và học sinh cùng xúc động.
Những học sinh lớp 10 và 11 dường như đã nhìn thấy trước hành trình của mình. Các em hiểu được những điều mà nếu không có buổi lễ, có lẽ các em còn “hồn nhiên” kiểu vô tâm, vô tình lâu hơn.
Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp đã dặn dò những câu cuối buổi lễ biết ơn thật cảm động: “Hôm nay ta có nhau, ngày mai phải xa rồi... Mai này, giọng nói của thầy cô không còn theo các em để nhắc nhở hay ôn tồn tha thứ, bàn tay thầy cô không còn trực tiếp giúp các em được nữa dù rất muốn che chở bằng bài giảng và cả những lời khuyên.
Nhưng ngày mai bắt đầu từ hôm nay, vậy nên các em hãy vững vàng, tự tin, bản lĩnh khẳng định mình trong 2 kỳ thi tốt nghiệp và đại học để trả nợ ân tình với cha mẹ với thầy cô và cũng là để chứng minh mình đã khôn lớn. Thầy cô mong được gặp lại tất cả các em trong một ngày gần nhất với niềm vui hân hoan chiến thắng.”
“Văn hóa biết ơn” cần được nhân rộng
Đã đến lúc, các trường phải nhân rộng hình thức ngày lễ này để giáo dục học sinh giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, biết tri ân những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục mình. Qua đó cho các em hiểu rõ về sự trưởng thành của bản thân để các em sống tự tin và có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.
Tuy nhiên để việc tổ chức ngày lễ đạt hiệu quả cao nhất, các trường cần phải có khâu chuẩn bị tốt. Từ đó mỗi người tham gia cảm nhận được ý nghĩa của buổi lễ. Các trường phải mời được tất cả phụ huynh tới tham dự để họ có thể hiểu được tấm lòng, tâm sự, thấy được sự trưởng thành của con em mình.
Bất cứ trường trung học phổ thông nào cũng có thể tổ chức ngày lễ “Tri ân và trưởng thành." Tuy nhiên, các trường cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng học sinh và phụ huynh của mình mà tổ chức phù hợp.
Tại các trường trung học phổ thông phía nam đã có nhiều trường tổ chức khá thành công lễ tri ân trưởng thành với hàng ngàn biến tấu, muôn vạn sắc màu./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)