Các hoạt động khai thác dầu và khí đốt nhất định, liên quan tới kỹ thuật bơm nước xuống lòng đất, có thể gây động đất. Tuy nhiên rủi ro do hoạt động này mang tới vẫn còn thấp. Đó là kết quả trong báo cáo của một ủy ban khoa học Mỹ công bố hôm 16/6.
Phân tích của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Mỹ cho thấy kỹ thuật bơm nước xuống lòng đất nằm thu lấy hydrocarbon còn sót lại trong các mỏ dầu gây rủi ro động đất lớn nhất. Ngoài ra, kỹ thuật gọi là bắt giữ và chứa carbon nhằm giảm lượng khí CO2 thoát ra bầu khí quyển, thông qua việc thu gom khí này, hóa lỏng và bơm chúng trở lại lòng đất với số lượng lớn, có tiềm năng gây nên các trận động đất quy mô lớn.
Song fracking, một kỹ thuật dùng nước bơm xuống lòng đất nhằm thu lấy khí đá phiến, vốn bị các nhà môi trường chỉ trích, lại không được xem là nguyên nhân chủ chốt gây động đất. "Tiến trình sử dụng kỹ thuật bẻ gãy thủy lực (fracking) không mang tới rủi ro cao, bao gồm các trận động đất mà chúng ta có thể cảm nhận được" - báo cáo nói.
Hiện có 35.000 giếng khai thác khí đá phiến sử dụng kỹ thuật fracking ở Mỹ và chỉ mới có 1 trường hợp giếng này là nguyên nhân gây động đất, nhưng nó xảy ra ở ngoài Mỹ. Vụ việc đó xảy ra ở vùng Blackpool của Anh vào năm 2001. Fracking được phát hiện đã gây ra trận động đất mạnh 2,3 độ Richter hồi tháng 4 và một trận động đất khác mạnh 1,5 độ Richter hồi tháng 5.
"Các hoạt động của con người, gồm việc bơm và trích khí hoặc chất lỏng vào lòng đất, có thể gây ra động đất nhân tạo" - báo cáo nói - "Trong khi đại đa số hiện tượng này diễn ra với cường độ nhỏ, tới mức ngay cả những người làm việc tại hiện trường cũng không cảm nhận được, chúng vẫn chứa tiềm năng gây ra các trận động đất lớn, gây thiệt hại và khiến dư luận quan ngại."
Một yếu tố quan trọng, được đánh giá có khả năng làm động đất xuất hiện, là sự cân bằng tổng thể của chất lỏng được bơm xuống đất và lượng chất lỏng tương ứng người ta đưa lên.
Nghiên cứu nói rằng dù kỹ thuật thu giữ carbon và chứa nó trong lòng đất dưới dạng chất lỏng có thể tạo tiềm năng gây động đất, hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, quy mô lớn nào để xác định chính xác mức độ rủi ro lớn đến đâu./.
Phân tích của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Mỹ cho thấy kỹ thuật bơm nước xuống lòng đất nằm thu lấy hydrocarbon còn sót lại trong các mỏ dầu gây rủi ro động đất lớn nhất. Ngoài ra, kỹ thuật gọi là bắt giữ và chứa carbon nhằm giảm lượng khí CO2 thoát ra bầu khí quyển, thông qua việc thu gom khí này, hóa lỏng và bơm chúng trở lại lòng đất với số lượng lớn, có tiềm năng gây nên các trận động đất quy mô lớn.
Song fracking, một kỹ thuật dùng nước bơm xuống lòng đất nhằm thu lấy khí đá phiến, vốn bị các nhà môi trường chỉ trích, lại không được xem là nguyên nhân chủ chốt gây động đất. "Tiến trình sử dụng kỹ thuật bẻ gãy thủy lực (fracking) không mang tới rủi ro cao, bao gồm các trận động đất mà chúng ta có thể cảm nhận được" - báo cáo nói.
Hiện có 35.000 giếng khai thác khí đá phiến sử dụng kỹ thuật fracking ở Mỹ và chỉ mới có 1 trường hợp giếng này là nguyên nhân gây động đất, nhưng nó xảy ra ở ngoài Mỹ. Vụ việc đó xảy ra ở vùng Blackpool của Anh vào năm 2001. Fracking được phát hiện đã gây ra trận động đất mạnh 2,3 độ Richter hồi tháng 4 và một trận động đất khác mạnh 1,5 độ Richter hồi tháng 5.
"Các hoạt động của con người, gồm việc bơm và trích khí hoặc chất lỏng vào lòng đất, có thể gây ra động đất nhân tạo" - báo cáo nói - "Trong khi đại đa số hiện tượng này diễn ra với cường độ nhỏ, tới mức ngay cả những người làm việc tại hiện trường cũng không cảm nhận được, chúng vẫn chứa tiềm năng gây ra các trận động đất lớn, gây thiệt hại và khiến dư luận quan ngại."
Một yếu tố quan trọng, được đánh giá có khả năng làm động đất xuất hiện, là sự cân bằng tổng thể của chất lỏng được bơm xuống đất và lượng chất lỏng tương ứng người ta đưa lên.
Nghiên cứu nói rằng dù kỹ thuật thu giữ carbon và chứa nó trong lòng đất dưới dạng chất lỏng có thể tạo tiềm năng gây động đất, hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, quy mô lớn nào để xác định chính xác mức độ rủi ro lớn đến đâu./.
Linh Vũ (Vietnam+)