Ngày 6/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên hợp quốc José Graziano da Silva cho rằng, thế giới cần có cái nhìn nghiêm túc về hoạt động đầu cơ trên các thị trường tài chính và ảnh hưởng của đầu cơ đối với tình trạng không ổn định của giá lương thực toàn cầu.
Phát biểu khai mạc cuộc hội thảo cấp cao với chủ đề "Tính không ổn định của giá lương thực và vai trò của đầu cơ," diễn ra tại trụ sở của FAO ở thủ đô Rome của Italy, Tổng Giám đốc FAO Graziano da Silva cho biết, mặc dù có nhiều phân tích, trong đó có các phân tích của FAO, về tính không ổn định của giá lương thực, nhưng thế giới vẫn cần hiểu biết nhiều hơn nữa, đặc biệt về các tác động của hoạt động đầu cơ tích trữ, về tình trạng không ổn định của giá lương thực trên toàn cầu.
Ông Graziano da Silva nhấn mạnh tình trạng đầu cơ quá lớn trên các thị trường phái sinh có thể đẩy giá cả lương thực lên cao. Tình trạng giá cả lương thực mất ổn định thường xuyên, đặc biệt với tốc độ như thế giới đang chứng kiến từ năm 2007 đến nay, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp người nghèo trên thế giới.
Tổng thống Cộng hòa Dominicana Fernández Reyna, chủ tọa cuộc hội thảo khẳng định, tình trạng không ổn định của giá lương thực đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại và ông phản đối sử dụng hàng hóa lương thực như các công cụ tài chính.
Ông chỉ rõ, hoạt động đầu cơ tài chính đang làm tăng sự thay đổi bất thường của thị trường, từ đó gây nên tình trạng không vững chắc và ảnh hưởng lớn đến các nước nhập khẩu lương thực. Vì vậy, thế giới cần đoàn kết để nhanh chóng giải quyết vấn nạn đầu cơ một cách hiệu quả và minh bạch.
Để thực hiện điều đó, các nước cần thu thập nhiều thông tin hơn nữa để làm rõ hơn "bức tranh" về các giao dịch của thị trường nhằm hiểu rõ hơn vai trò của đầu cơ các loại hàng hóa nông nghiệp.
Tháng Tư vừa qua, Liên hợp quốc cũng tổ chức một cuộc hội thảo để tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo các nước và các chính phủ cùng với các quan chức cấp cao khác cũng như các tổ chức quốc tế thảo luận vấn đề đầu cơ ở cấp độ chính trị, trong khi đó FAO đã thúc đẩy tiến trình lên một bước nữa bằng cách xem xét cụ thể hoạt động đầu cơ trên các thị trường hàng hóa bán giao sau đã góp phần làm mất ổn định giá lương thực thế nào, đồng thời chú trọng đến các quy chế liên quan đến đầu cơ.
Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2007, thế giới chứng kiến sự đảo ngược xu hướng đi xuống của giá cả hàng hóa nông nghiệp kéo dài hơn bốn bốn thập kỷ. Từ năm 2008-2011, giá lương thực leo thang đến đỉnh cao, từ đó gây khó khăn cho tầng lớp lao động nghèo trên toàn thế giới.
Tổng Giám đốc FAO cho biết, lạm phát giá lương thực cao hơn toàn bộ lạm phát ở hầu hết các nước. Điều này tác động lớn hơn đến tầng lớp người nghèo - hiện đang chi 75% thu nhập của họ để mua lương thực.
Năm 2011, FAO đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) chuẩn bị một báo cáo gửi nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) về chủ đề này.
Theo yêu cầu của G-20, FAO sẽ phụ trách Hệ thống Thông tin của Thị trường Nông nghiệp (AMIS) nhằm thúc đẩy tính minh bạch của thị trường.
Ngoài ra, FAO còn tiến hành nhiều phân tích để giúp các nước và các tổ chức quốc tế nâng cao hiểu biết về bản chất, nguyên nhân, tác động và các biện pháp đối phó với tính không ổn định của giá lương thực./.
Phát biểu khai mạc cuộc hội thảo cấp cao với chủ đề "Tính không ổn định của giá lương thực và vai trò của đầu cơ," diễn ra tại trụ sở của FAO ở thủ đô Rome của Italy, Tổng Giám đốc FAO Graziano da Silva cho biết, mặc dù có nhiều phân tích, trong đó có các phân tích của FAO, về tính không ổn định của giá lương thực, nhưng thế giới vẫn cần hiểu biết nhiều hơn nữa, đặc biệt về các tác động của hoạt động đầu cơ tích trữ, về tình trạng không ổn định của giá lương thực trên toàn cầu.
Ông Graziano da Silva nhấn mạnh tình trạng đầu cơ quá lớn trên các thị trường phái sinh có thể đẩy giá cả lương thực lên cao. Tình trạng giá cả lương thực mất ổn định thường xuyên, đặc biệt với tốc độ như thế giới đang chứng kiến từ năm 2007 đến nay, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp người nghèo trên thế giới.
Tổng thống Cộng hòa Dominicana Fernández Reyna, chủ tọa cuộc hội thảo khẳng định, tình trạng không ổn định của giá lương thực đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại và ông phản đối sử dụng hàng hóa lương thực như các công cụ tài chính.
Ông chỉ rõ, hoạt động đầu cơ tài chính đang làm tăng sự thay đổi bất thường của thị trường, từ đó gây nên tình trạng không vững chắc và ảnh hưởng lớn đến các nước nhập khẩu lương thực. Vì vậy, thế giới cần đoàn kết để nhanh chóng giải quyết vấn nạn đầu cơ một cách hiệu quả và minh bạch.
Để thực hiện điều đó, các nước cần thu thập nhiều thông tin hơn nữa để làm rõ hơn "bức tranh" về các giao dịch của thị trường nhằm hiểu rõ hơn vai trò của đầu cơ các loại hàng hóa nông nghiệp.
Tháng Tư vừa qua, Liên hợp quốc cũng tổ chức một cuộc hội thảo để tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo các nước và các chính phủ cùng với các quan chức cấp cao khác cũng như các tổ chức quốc tế thảo luận vấn đề đầu cơ ở cấp độ chính trị, trong khi đó FAO đã thúc đẩy tiến trình lên một bước nữa bằng cách xem xét cụ thể hoạt động đầu cơ trên các thị trường hàng hóa bán giao sau đã góp phần làm mất ổn định giá lương thực thế nào, đồng thời chú trọng đến các quy chế liên quan đến đầu cơ.
Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2007, thế giới chứng kiến sự đảo ngược xu hướng đi xuống của giá cả hàng hóa nông nghiệp kéo dài hơn bốn bốn thập kỷ. Từ năm 2008-2011, giá lương thực leo thang đến đỉnh cao, từ đó gây khó khăn cho tầng lớp lao động nghèo trên toàn thế giới.
Tổng Giám đốc FAO cho biết, lạm phát giá lương thực cao hơn toàn bộ lạm phát ở hầu hết các nước. Điều này tác động lớn hơn đến tầng lớp người nghèo - hiện đang chi 75% thu nhập của họ để mua lương thực.
Năm 2011, FAO đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) chuẩn bị một báo cáo gửi nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) về chủ đề này.
Theo yêu cầu của G-20, FAO sẽ phụ trách Hệ thống Thông tin của Thị trường Nông nghiệp (AMIS) nhằm thúc đẩy tính minh bạch của thị trường.
Ngoài ra, FAO còn tiến hành nhiều phân tích để giúp các nước và các tổ chức quốc tế nâng cao hiểu biết về bản chất, nguyên nhân, tác động và các biện pháp đối phó với tính không ổn định của giá lương thực./.
(TTXVN)