Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt kịch bản “Đêm huyền ảo Hồ Gươm” kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sẽ được tổ chức vào tối 1/10 tại khu vực xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo kịch bản, “Đêm huyền ảo Hồ Gươm” được chia làm hai phần, diễn ra trong 90 phút.
Phần 1 là “Đêm hội Hồ Gươm” gồm ba chương. “Thăng Long hội tụ” là phần mở đầu khai hội rực rỡ với màn pháo hoa trên khắp mặt Hồ Gươm, đèn laze bừng sáng quét theo các đội múa rồng lân, các nhóm võ thuật... Kết thúc chương này sẽ là màn đại hợp xướng 1.000 người trên năm sân khấu trong cùng một thời gian.
Chương 2 “Thăng Long rồng bay” với màn thả diều phát quang mô phỏng dáng hình rồng bay, trên mặt nước rùa vàng nổi. Điểm nhấn của chương này là ánh sáng đặc tả không khí lung linh huyền ảo của Đêm hội Hồ Gươm.
Chương cuối mang tên “Thăng Long-Hà Nội cánh cửa tương lai.” Mở đầu cho chương này là tiếng kèn hiệu lệnh, như lời vọng của núi sông, như tiếng gõ cửa của hiện tại, của tương lai. Phần kết màn là đại hợp xướng Thăng Long tỏa sáng được thực hiện bởi tất cả các khối nghệ thuật khu vực Hồ Gươm.
“Năm cửa ô chào đón” là phần 2 của chương trình. Toàn bộ Hồ Gươm là một sân khấu lớn được bố cục bởi năm sân khấu quanh Hồ Gươm làm điểm nhấn tượng trưng cho năm cửa ô. Mỗi sân khấu đảm nhiệm một chương trình riêng, nội dung ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, nhấn mạnh thời khắc vua Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô.
Sân khấu 1 được dựng tại phía Tây của Hồ Gươm, tượng trưng cho cửa ô Cầu Giấy, một trong những cửa ô cổ xưa của Thăng Long, nơi tương truyền đoàn thuyền của vua Lý Công Uẩn trong hành trình dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội theo sông Tô Lịch cập bến thành Đại La gặp rồng vàng bay lên. Sân khấu này được dựng ở ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống.
Sân khấu 2 được dựng tại một phần lòng đường Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền và bờ Hồ Gươm tượng trưng cho cửa ô phía Nam của Hà Nội là ô Đông Mác, một trong những con đường thiên lý Bắc-Nam thời xưa.
Sân khấu 3 được dựng tại Tượng đài Lý Thái Tổ với nhiều hoạt động văn hóa dân gian diễn ra xung quanh. Sân khấu 4 được dựng tại bờ phía Đông của Hồ Gươm, tượng trưng cho ô cửa phía Đông của Thăng Long là ô Quan Chưởng. Sân khấu này được dựng tại khu vực đền Bà Kiệu, được gắn liền với hoạt động trình diễn bộ sưu tập 1.000 áo dài với chủ đề “Trường ca áo dài” có điểm xuất phát từ đền Ngọc Sơn qua cầu Thê Húc kéo dài đến tượng đài Lý Thái Tổ.
Sân khấu 5 được dựng tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tượng trưng cho cửa phía Bắc của Thăng Long, nơi tiếp giáp với 36 phố phường.
Chương trình “Đêm huyền ảo Hồ Gươm” là một hoạt động chưa có tiền lệ, địa bàn dàn dựng âm thanh, ánh sáng rộng lớn, có mật độ người xem lớn, do Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long thực hiện.
Vì vậy Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chỉ đạo toàn bộ chương trình có trách niệm phối hợp với các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho đạo diễn chương trình thực hiện kịch bản; đồng thời là đầu mối vận động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho chương trình, xây dựng các quyền lợi được hưởng của các đơn vị tài trợ phù hợp với quy định hiện hành./.
Theo kịch bản, “Đêm huyền ảo Hồ Gươm” được chia làm hai phần, diễn ra trong 90 phút.
Phần 1 là “Đêm hội Hồ Gươm” gồm ba chương. “Thăng Long hội tụ” là phần mở đầu khai hội rực rỡ với màn pháo hoa trên khắp mặt Hồ Gươm, đèn laze bừng sáng quét theo các đội múa rồng lân, các nhóm võ thuật... Kết thúc chương này sẽ là màn đại hợp xướng 1.000 người trên năm sân khấu trong cùng một thời gian.
Chương 2 “Thăng Long rồng bay” với màn thả diều phát quang mô phỏng dáng hình rồng bay, trên mặt nước rùa vàng nổi. Điểm nhấn của chương này là ánh sáng đặc tả không khí lung linh huyền ảo của Đêm hội Hồ Gươm.
Chương cuối mang tên “Thăng Long-Hà Nội cánh cửa tương lai.” Mở đầu cho chương này là tiếng kèn hiệu lệnh, như lời vọng của núi sông, như tiếng gõ cửa của hiện tại, của tương lai. Phần kết màn là đại hợp xướng Thăng Long tỏa sáng được thực hiện bởi tất cả các khối nghệ thuật khu vực Hồ Gươm.
“Năm cửa ô chào đón” là phần 2 của chương trình. Toàn bộ Hồ Gươm là một sân khấu lớn được bố cục bởi năm sân khấu quanh Hồ Gươm làm điểm nhấn tượng trưng cho năm cửa ô. Mỗi sân khấu đảm nhiệm một chương trình riêng, nội dung ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, nhấn mạnh thời khắc vua Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô.
Sân khấu 1 được dựng tại phía Tây của Hồ Gươm, tượng trưng cho cửa ô Cầu Giấy, một trong những cửa ô cổ xưa của Thăng Long, nơi tương truyền đoàn thuyền của vua Lý Công Uẩn trong hành trình dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội theo sông Tô Lịch cập bến thành Đại La gặp rồng vàng bay lên. Sân khấu này được dựng ở ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống.
Sân khấu 2 được dựng tại một phần lòng đường Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền và bờ Hồ Gươm tượng trưng cho cửa ô phía Nam của Hà Nội là ô Đông Mác, một trong những con đường thiên lý Bắc-Nam thời xưa.
Sân khấu 3 được dựng tại Tượng đài Lý Thái Tổ với nhiều hoạt động văn hóa dân gian diễn ra xung quanh. Sân khấu 4 được dựng tại bờ phía Đông của Hồ Gươm, tượng trưng cho ô cửa phía Đông của Thăng Long là ô Quan Chưởng. Sân khấu này được dựng tại khu vực đền Bà Kiệu, được gắn liền với hoạt động trình diễn bộ sưu tập 1.000 áo dài với chủ đề “Trường ca áo dài” có điểm xuất phát từ đền Ngọc Sơn qua cầu Thê Húc kéo dài đến tượng đài Lý Thái Tổ.
Sân khấu 5 được dựng tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tượng trưng cho cửa phía Bắc của Thăng Long, nơi tiếp giáp với 36 phố phường.
Chương trình “Đêm huyền ảo Hồ Gươm” là một hoạt động chưa có tiền lệ, địa bàn dàn dựng âm thanh, ánh sáng rộng lớn, có mật độ người xem lớn, do Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long thực hiện.
Vì vậy Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chỉ đạo toàn bộ chương trình có trách niệm phối hợp với các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho đạo diễn chương trình thực hiện kịch bản; đồng thời là đầu mối vận động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho chương trình, xây dựng các quyền lợi được hưởng của các đơn vị tài trợ phù hợp với quy định hiện hành./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)