Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Hoàng tử William đã bắt đầu nhiệm vụ trong vai trò một phi công tìm kiếm và cứu nạn tại quần đảo Falkland.
Hoàng tử 29 tuổi, nhân vật đứng thứ 2 trong danh sách kế nhiệm ngai vàng, đã được đưa tới quần đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương trong một sự luân chuyển bình thường trong vai trò một phi công lái trực thăng Sea King của Không lực Hoàng gia (RAF).
Nhưng chuyến công tác kéo dài 6 tuần của anh đã khiến Argentina tức giận, nói rằng quần đảo này nằm trong vùng lãnh thổ của họ. Nước này đã lên án việc điều hoàng tử Williams tới quần đảo, nói rằng đó là một hành động gây hấn.
William đã tới quần đảo trên hôm thứ Năm và ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, anh đã được thông báo về công việc của mình, gồm cứu hộ các ngư dân bị mắc kẹt, đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc thả hàng tiếp viện tới cho các khu vực hẻo lánh.
"Hoàng tử đã nhận nhiệm vụ trong vai trò một phi công tìm kiếm, cứu nạn (SAR) của RAF tại quần đảo Falkland và sẽ cung cấp hoạt động SAR cho cả cộng đồng dân sự và quân sự" - Bộ Quốc phòng nói.
[Thú cưng của Hoàng tử William cũng tới Falkland]
Thời điểm diễn ra việc luân chuyển Williams đã làm tăng căng thẳng trước lễ kỷ niệm 30 năm cuộc chiến giữa Anh và Argentina liên quan tới quần đảo trên. Hòn đảo này, nơi có khoảng 3.000 người trung thành với Anh sinh sống, đã thuộc quyền kiểm soát của đảo quốc sương mù từ năm 1833.
Ngày 2/4/1982, chính quyền quân sự của Argentina đã tấn công Falklands, châm ngòi cho một cuộc chiens dài 74 ngày làm 649 người Argentina và 255 lính Anh thiệt mạng.
Trong đợt luân chuyển đầu tiên, William sẽ đóng quân tại căn cứ Mount Pleasant của RAF nằm ở phía Đông quần đảo, vốn được lập ra theo sau cuộc chiến. Anh là thành viên của tổ lái 4 người.
Lãnh đạo phi đội Miles Bartlett, sĩ quan chỉ huy lực lượng SAR ở Falkland cho biết: "Việc điều chuyển tới hoạt động ở Falkland là một phần quan trọng trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của một phi công SAR. Kinh nghiệm họ thu được ở đây là độc nhất vô nhị."
Tổ lái SAR sẽ phải đương đầu với tình trạng thời tiết khắc nghiệt và cộng đồng dân cư ngoài thủ phủ Stanley thường sống ở các khu vực hẻo lánh, nhiều đồi. Hoàng tử chỉ ở trên đảo để làm nhiệm vụ trong vai trò một phi công RAF và sẽ không phải thực hiện bất kỳ trách nhiệm hoàng gia nào./.
Hoàng tử 29 tuổi, nhân vật đứng thứ 2 trong danh sách kế nhiệm ngai vàng, đã được đưa tới quần đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương trong một sự luân chuyển bình thường trong vai trò một phi công lái trực thăng Sea King của Không lực Hoàng gia (RAF).
Nhưng chuyến công tác kéo dài 6 tuần của anh đã khiến Argentina tức giận, nói rằng quần đảo này nằm trong vùng lãnh thổ của họ. Nước này đã lên án việc điều hoàng tử Williams tới quần đảo, nói rằng đó là một hành động gây hấn.
William đã tới quần đảo trên hôm thứ Năm và ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, anh đã được thông báo về công việc của mình, gồm cứu hộ các ngư dân bị mắc kẹt, đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc thả hàng tiếp viện tới cho các khu vực hẻo lánh.
"Hoàng tử đã nhận nhiệm vụ trong vai trò một phi công tìm kiếm, cứu nạn (SAR) của RAF tại quần đảo Falkland và sẽ cung cấp hoạt động SAR cho cả cộng đồng dân sự và quân sự" - Bộ Quốc phòng nói.
[Thú cưng của Hoàng tử William cũng tới Falkland]
Thời điểm diễn ra việc luân chuyển Williams đã làm tăng căng thẳng trước lễ kỷ niệm 30 năm cuộc chiến giữa Anh và Argentina liên quan tới quần đảo trên. Hòn đảo này, nơi có khoảng 3.000 người trung thành với Anh sinh sống, đã thuộc quyền kiểm soát của đảo quốc sương mù từ năm 1833.
Ngày 2/4/1982, chính quyền quân sự của Argentina đã tấn công Falklands, châm ngòi cho một cuộc chiens dài 74 ngày làm 649 người Argentina và 255 lính Anh thiệt mạng.
Trong đợt luân chuyển đầu tiên, William sẽ đóng quân tại căn cứ Mount Pleasant của RAF nằm ở phía Đông quần đảo, vốn được lập ra theo sau cuộc chiến. Anh là thành viên của tổ lái 4 người.
Lãnh đạo phi đội Miles Bartlett, sĩ quan chỉ huy lực lượng SAR ở Falkland cho biết: "Việc điều chuyển tới hoạt động ở Falkland là một phần quan trọng trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của một phi công SAR. Kinh nghiệm họ thu được ở đây là độc nhất vô nhị."
Tổ lái SAR sẽ phải đương đầu với tình trạng thời tiết khắc nghiệt và cộng đồng dân cư ngoài thủ phủ Stanley thường sống ở các khu vực hẻo lánh, nhiều đồi. Hoàng tử chỉ ở trên đảo để làm nhiệm vụ trong vai trò một phi công RAF và sẽ không phải thực hiện bất kỳ trách nhiệm hoàng gia nào./.
Gia Bảo (Vietnam+)