Sau một ngày làm việc tích cực, Hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý” đã thành công tốt đẹp.
[Việt Nam thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa]
Trong các phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ các chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định Nhà nước Việt Nam từ lâu đời đã thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế. Các ý kiến tại hội thảo có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tế cao.
Các đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có những văn bản pháp lý khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Đáng chú ý, ông Jonathan D.London trong tham luận của mình đã chỉ ra rằng Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các bản đồ và tài liệu lịch sử chính thức của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc kết thúc tại đảo Hải Nam.
Tại Hội thảo, nhiều học giả đã lên tiếng phê phán việc Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” không được công nhận bởi bất cứ luật pháp quốc tế nào và do đó hoàn toàn bất hợp pháp.
Sáng 28/4, các đại biểu tham dự Hội thảo đã ra thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và chứng kiến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - lễ hội tri ân những binh lính đã hy sinh hàng trăm năm trước, khi vâng lệnh triều đình ra các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Nhân dịp này, các học giả đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo như Nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải... và được nghe chính những người dân giới thiệu về các chứng tích, câu chuyện lịch sử gắn liền với những di tích này đồng thời, qua cuộc trò chuyện với ngư dân Lý Sơn, các học giả có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống cũng như các khó khăn, bất trắc trong cuộc bám biển mưu sinh của những người dân kiên cường nơi đây.
Việc tận mắt chứng kiến các hoạt động Lễ hội, chứng kiến cuộc sống của người dân và tham quan các di tích lịch sử trên đảo Lý Sơn giúp các học giả hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam và có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa./.
[Việt Nam thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa]
Trong các phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ các chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định Nhà nước Việt Nam từ lâu đời đã thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế. Các ý kiến tại hội thảo có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tế cao.
Các đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có những văn bản pháp lý khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Đáng chú ý, ông Jonathan D.London trong tham luận của mình đã chỉ ra rằng Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các bản đồ và tài liệu lịch sử chính thức của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc kết thúc tại đảo Hải Nam.
Tại Hội thảo, nhiều học giả đã lên tiếng phê phán việc Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” không được công nhận bởi bất cứ luật pháp quốc tế nào và do đó hoàn toàn bất hợp pháp.
Sáng 28/4, các đại biểu tham dự Hội thảo đã ra thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và chứng kiến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - lễ hội tri ân những binh lính đã hy sinh hàng trăm năm trước, khi vâng lệnh triều đình ra các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Nhân dịp này, các học giả đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo như Nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải... và được nghe chính những người dân giới thiệu về các chứng tích, câu chuyện lịch sử gắn liền với những di tích này đồng thời, qua cuộc trò chuyện với ngư dân Lý Sơn, các học giả có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống cũng như các khó khăn, bất trắc trong cuộc bám biển mưu sinh của những người dân kiên cường nơi đây.
Việc tận mắt chứng kiến các hoạt động Lễ hội, chứng kiến cuộc sống của người dân và tham quan các di tích lịch sử trên đảo Lý Sơn giúp các học giả hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam và có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa./.